Số người tử vong vì uống rượu đang tăng 'chóng mặt' tại Hoa Kỳ

authorNinh Lan 16:22 14/01/2020

(VietQ.vn) - Số người Hoa Kỳ đã tử vong vì các vấn đề liên quan đến uống rượu hàng năm đã tăng gấp đôi từ năm 1999 đến 2017.

Theo nghiên cứu từ dữ liệu qua giấy chứng tử từ năm 1999 đến 2017, các nhà nghiên cứu của Viện quốc gia Hoa Kỳ về vấn đề lạm dụng rượu và nghiện rượu đã xác định rằng số ca tử vong liên quan đến rượu tăng 50,9% từ 16,9 người/100.000 người lên 25,5 người/100.000 người. 

Hoa Kỳ: Số người tử vong vì uống rượu đang gia tăng 'chóng mặt'

Càng nhiều người tìm đến rượu như một cách giải tỏa tâm lý. Ảnh: CNN 

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đếm được 35.914 người chết vào năm 1999 và 72.558 vào năm 2017. Đó là một con số vô cùng lớn, chỉ riêng năm 2017, 2,6% trong số khoảng 2,8 triệu ca tử vong ở Mỹ có liên quan đến rượu.

Khoảng một nửa số ca tử vong này là do bệnh gan hoặc quá liều do rượu hoặc rượu trộn với các loại thuốc khác. Số lượng đàn ông tử vong vì rượu cao hơn nhiều với tỷ lệ phụ nữ. Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tử vong vì rượu đang gia tăng nhiều hơn so với nam giới. Tỷ lệ tử vong cũng tăng nhiều hơn đối với những người trong độ tuổi từ 55 đến 64. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở người Mỹ gốc Ấn Độ gốc Tây Ban Nha và người bản địa Alaska.

Người Hoa Kỳ đang tiêu thụ đồ uống có cồn ngày càng nhiều hơn. Tiêu thụ bình quân đầu người tăng khoảng 8% kể từ đầu thế kỷ này và số lượng người uống rượu tăng khoảng 7,7%. Khoảng 70% dân số trưởng thành cho biết họ đã uống vào năm 2017. Trung bình những người thường xuyên sử dụng rượu uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày, theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, với lượng rượu đó đã có thể gây hại cho sức khỏe.

Phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trước sinh có thể khiến trẻ mắc bệnh đường huyết(VietQ.vn) - Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy các hạt bụi mịn trong không khí ô nhiễm rất có khả năng là yếu tố gây ra bệnh đường huyết cho trẻ khi sản phụ bị phơi nhiễm.

Nghiên cứu trước đó được tham khảo trong nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể trong các chấn thương liên quan đến rượu. Các trường hợp nhập viện liên quan đến rượu tăng 51,4% từ năm 2000 đến 2015.

Tiến sĩ Elliot Tapper của Đại học Michigan cho hay, đầu tiên, sự gia tăng tỷ lệ béo phì, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường làm cho việc tăng tiêu thụ rượu có hại hơn nhiều. Thứ hai, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người đang uống đồ uống có cồn mạnh hơn. Cuối cùng, ông nghĩ rằng không phải ngẫu nhiên mà số người chết vì rượu tăng vọt sau cuộc Đại suy thoái năm 2008, áp lực xã hội khiến nhiều người tìm đến rượu hơn.

Tuy vậy, Tiến sĩ Elliot Tapper cho hay những cái chết liên quan đến rượu là có thể phòng ngừa được. Đánh thuế cao hơn đối với rượu có thể hạn chế uống. Các địa điểm công cộng, nhà hàng có thể hạn chế số lượng đồ uống với mỗi người và đặc biệt áp dụng kiểm tra xử phạt nghiêm đối với lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở. 

"Tôi không nghĩ uống rượu là một tội ác, nhưng cần sử dụng hợp lý và khôn khéo. Tôi đã chứng kiến ​​mọi người đến phòng khám của tôi bị suy gan, sau đó khi họ ngừng uống một năm gan có thể tái tạo", Tiến sĩ Tapper nói.

Theo trong tờ trình dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế năm 2018, Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đang gia tăng. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng uống rượu, bia ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc liên quan xảy ra điều này đã thúc đẩy các nhà chức trách cần có những chế tài xử phạt mạnh tay để đảm bảo giữ gìn trật tự xã hội. Mới đây, nghị 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực, trong đó, tăng nặng mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe máy, ô tô... mà trong hơi thở có nồng độ cồn. 

Thanh Vân (Theo CNN)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang