Khai quật hóa thạch loài rùa đặc biệt nhất từ trước tới nay

author 06:08 29/06/2015

(VietQ.vn) - Một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch một loài rùa chưa từng được biết đến trước đây. Chúng cung cấp bằng chứng quan trọng rằng rùa có liên quan chặt chẽ nhất với các loài bò sát hiện đại.

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Tin tức trên báo Tiền Phong, một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch một loài rùa chưa từng được biết đến trước đây. Loài này có hình thể khá giống với một số loài bò sát, được đặt tên Pappochelys, chúng đã từng sống ở vị trí ngày nay thuộc về nước Đức vào trung kỷ Triassic cách đây chừng 240 triệu năm, được coi là mối liên kết còn thiếu trong lịch sử tiến hóa của loài rùa.

"Bí ẩn về lớp vỏ rùa là câu hỏi từ lâu trong sinh học tiến hóa trong trường hợp của Pappochelys. Chúng ta thấy rằng bụng của nó được bảo vệ bởi một mảng các que xương, một số trong đó đã được hợp nhất với nhau", thành viên nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Hans-Dieter Sues của Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên Smithsonian cho biết.

Hóa thạch loài rùa này cho thấy chúng loài này có hình thể khá giống với một số loài bò sát. Ảnh Sci-News

Hóa thạch loài rùa này cho thấy chúng loài này có hình thể khá giống với một số loài bò sát. Ảnh Sci-News

Trang Sci-News dẫn lời Hans-Dieter: “Một giai đoạn như vậy trong sự tiến hóa của vỏ rùa đã lâu đã được dự đoán bởi nghiên cứu phôi thai về rùa ngày nay nhưng chưa bao giờ được quan sát thấy trong các hóa thạch mãi cho đến bây giờ". Pappochelys dài khoảng 20 cm, sống trong một môi trường nhiệt đới dọc theo bờ của một hồ nước nơi bây giờ là miền nam nước Đức.

Các loài bò sát sử dụng răng mấu nhỏ bé của mình để ăn côn trùng và sâu. Chúng có một cái đuôi dài để giúp bơi lội. Các nhà khoa học cho rằng sự phát hiện của loài này xác nhận được phần bụng của mai rùa, được gọi là yếm, hình thành thông qua sự hợp nhất của cấu trúc giống xương sườn và các bộ phận xương vai.

Các tính năng trong hộp sọ của Pappochelys cũng cung cấp bằng chứng quan trọng rằng rùa có liên quan chặt chẽ nhất với các loài bò sát hiện đại khác, chẳng hạn như thằn lằn và rắn. Trước đây, các nhà khảo cổ tin rằng rùa có thể có nguồn gốc từ các loài bò sát đầu tiên được biết đến.

Theo Vietnamnet, mới đây các nhà khoa học cũng mới phát hiện được hóa thạch rùa cổ đại cổ đại khổng lồ to bằng một chiếc ô tô. Chúng được phát hiện trong một mỏ than tại Colombia từ năm 2005, loài rùa này được đặt tên là Carbonemys Cofrinii, có nghĩa là “rùa than”.

Loài rùa C.cofrinii có thể to cỡ một chiếc ô tô với phần mai lớn bằng một bể bơi trẻ em

Loài rùa C.cofrinii có thể to cỡ một chiếc ô tô với phần mai lớn bằng một bể bơi trẻ em

Tuy nhiên, phải đến bây giờ nó mới được phân tích và mô tả cụ thể trên một tạp chí khoa học chuyên ngành là Systematic Paleontology. Từ dấu vết hóa thạch còn lại, các nhà khoa học tin rằng một giống rùa to ngang ô tô từng “thống trị” Nam Mỹ tại thời điểm 60 triệu năm trước.

Các nhà nghiên cứu cho rằng C.cofrinii thuộc về họ rùa cổ lệch pelomedusoides. Hộp sọ của nó có kích cỡ tương đương với một quả bóng bầu dục và cũng là bộ phận hóa thạch nguyên vẹn nhất còn lại. Đây là bằng chứng đầu tiên về loài rùa nước ngọt khổng lồ ở niên đại 60 triệu năm mà các nhà khoa học tìm được. 

Bích Phượng (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang