Phát hiện hóa thạch thằn lằn cổ xưa nhất đi như bay trên mặt nước

author 08:42 04/07/2015

(VietQ.vn) - Các nhà khảo cổ học mới phát hiện hóa thạch của loài thằn lằn cổ xưa nhất trên thế giới tại Bridger Formation, Wyoming. Chúng thuộc nhóm thằn lằn Jesus Corytophanidae, lướt nhanh như bay trên mặt nước.

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Các nhà khoa học mới phát hiện ra hóa thạch một loài thằn lằn đầu tiên trên thế giới có niên đại 48 triệu năm có tên gọi Jesus lizard (thằn lằn chúa Giêsu) biết đi bộ trên mặt nước. Các nhà khảo cổ đã khai quật được chúng ở Bridger Formation, Wyoming, cung cấp manh mối về loài thằn lằn hiện đại đã tiến hóa như thế nào.

Chúng cũng đưa ra cái nhìn sâu sắc về cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các loài nhiệt đới. Loài thằn lằn cổ xưa này được đặt tên là Babibasiliscus alxi và các nhà khoa học tin rằng chúng là đại diện cho những cá thể đầu tiên của nhóm Jesus lizard, Corytophanidae.

Hóa thạch loài thằn lằn cổ xưa nhất có 48 triệu năm tuổi. Ảnh Dailymail

Hóa thạch loài thằn lằn cổ xưa nhất có 48 triệu năm tuổi. Ảnh Dailymail

Thực tế, loài thằn lằn này sống trong một khu vực rộng lớn trải dài từ miền trung Mexico tố miền bắc Colombia. Chúng phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ cao khi sống gần khu vực đường xích đạo. Tại Wyoming, những con thằn lằn này có hai chân dài có thể lướt nhanh trên mặt nước. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày và trên cây giống như họ hàng ngày nay. 

Chúng có thể lướt nhanh trên mặt nước. Ảnh Dailymail

Chúng có thể lướt nhanh trên mặt nước. Ảnh Dailymail

Hóa thạch của chúng cho thấy trên đầu có một một đỉnh xương sọ để che bóng râm cho đôi mắt nên thoạt trông chúng có cái nhìn giống như đang giận dữ. Họ cũng phát hiện ra rằng mỗi chiếc răng nhỏ thích hợp để ăn các loại rắn, thằn lằn khác, cá, côn trùng và thực vật.

Nhưng với xương gò má khá lớn, có vẻ như loài thằn lằn này "khoái" những con mồi lớn. Những màng bọc giữa cá ngón chân giúp giảm nhẹ trọng lượng của cơ thể, tạo ra một diện tích bề mặt lớn và có các túi khí để chúng có thể dễ dàng bước đi trên mặt nước, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos One.

Bích Phượng 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang