Hoạt động TCĐLCL thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao năng suất trong doanh nghiệp

author 10:03 08/07/2017

(VietQ.vn) - Hoạt động TCĐLCL đang góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và khẳng vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp điều phải tuân theo các quy luật, sân chơi mang tính toàn cầu. Các doanh nghiệp có năng lực vượt trội trong quản lý điều hành, trong quản trị tài chính, quản trị chiến lược… sẽ có ưu thế và lợi thế rõ rệt. Tuy nhiên, song hành với đó là các doanh nghiệp có năng lực yếu kém sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh hoặc phải tự đào thải.

Chính vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) nói chung và việc đưa công cụ quản lý tiên tiến nhằm giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh trên trường quốc tế là một việc làm vô cùng cần thiết và cần thực hiện linh hoạt, kịp thời.

Thông qua việc áp dụng một số tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001…doanh nghiệp sẽ có nhiều ý tưởng hơn trong quy trình hóa các hoạt động, qua đó chuẩn hóa và thiết lập các chuẩn mực cần thiết để kiểm soát các hoạt động; tạo lập cách thức làm việc thống nhất và cung cấp đầu ra tin cậy, ổn định, chất lượng.

Khi các bước nêu trên phát huy hiệu quả, năng suất lao động của doanh nghiệp cũng chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao. Từ đó, giúp giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Hoạt động TCĐCL sẽ thúc đẩy việc nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa) 

Hiện tại, nền kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm hiện và các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn về tài chính để có thể duy trì sự tồn tại, ổn định và phát triển.Nhằm giải quyết vấn đề trên, bên cạnh việc tái cấu trúc, các doanh nghiệp còn cần phải chú trọng sử dụng các hệ thống quản lý, công cụ tiên tiến để vực dậy doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh.

Các doanh nghiệp, hơn lúc nào hết, cần sự chia xẻ, hỗ trợ từ phía nhà nước để nâng cao năng lực của mình một cách bền vững và góp phần đưa nền kinh tế đất nước đi lên.

Xuất phát từ như cầu đó, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/05/2010, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Đo lường Chất lượng đã triển khai chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng SPHH của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” với trọng tâm là giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất chất lượng và sức cạnh tranh bằng việc áp dụng các HTQL và công cụ cải tiến NSCL.

Sau một quá trình dài triển khai, nhận thức, quan điểm của các doanh nghiệp nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng đã được nâng lên rõ rệt và doanh nghiệp đã ý thức được việc sử dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý kể cả việc áp dung các hệ thống để nâng cao năng suất chất lượng nói chung và duy trì sự tồn tại -  phát triển bền vững doanh nghiệp của mình.

Nói về vai trò của hoạt động TCĐLCL đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp, ông Trần Mạnh Bảo – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty giống cây trồng Thái Bình, đơn vị đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí của giải thưởng Chất lượng Việt Nam trong suốt 20 năm qua cho biết, phía Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã luôn quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản trị, hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như các công cụ nâng cao, năng suất, chất lượng khác

“Việc tham gia Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất để đem lại sản phẩm tốt nhất đã giúp doanh nghiệp trưởng thành lên rất nhiều. Khi chất lượng sản phẩm tăng lên, thị trường được mở rộng, có nguồn lực, chúng tôi lại tiếp tục đầu tư vào khoa học công nghệ để tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng cao. Đây là lợi ích rõ ràng nhất mà doanh nghiệp và xã hội nhận được”, ông Bảo nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Hồng Tuấn, Chuyên viên phòng Kỹ thuật xăng dầu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết trong quá trình sản xuất kinh doanh, Petrolimex luôn chú trọng đến công tác đảm bảo đo lường nhằm thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, đảm bảo tính chính xác trong giao nhận xăng dầu, quyền lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng từ đó góp phần vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Công tác đảm bảo đo lường tại Petrolimex được thể hiện qua các hoạt động chính như: Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo; trang bị phương tiện đo, tổ chức sử dụng phương tiện đo; đào tạo, bồi dưỡng về đo lường; xây dựng hệ thống văn bản quản lí đo lường; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra; tham gia góp ý với các cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường…

Cũng theo ông Tuấn, nhìn chung, trong thời gian qua, công tác bảo đảm đo lường tại Petrolimex luôn được duy trì và thực hiện tốt; các hoạt động đo lường đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

 Hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có chất lượng cao hơn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. (Ảnh minh họa)

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết đối với hoạt động TCĐLCL nói chung và Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nói chung đã một mặt tạo ra một phong trào tăng năng suất chất lượng một cách bền vững qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý công nghệ của doanh nghiệp nhằm tiết kiêm nguyên nhiên liệu sản phẩm hàng hóa, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác, các hoạt động này cũng đã và đang tạo bước chuyển biến về năng suất và chất lượng các sản phẩm hàng hóa chủ lực, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Qua những phân tích trên, có thể thấy, hoạt động TCĐLCL hiện đang giữ vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, chủ đầu tư, các nhà thầu nước ngoài, giúp doanh nghiệp có cơ sở vững chắc để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo môi trường, đảm bảo an toàn của sản phẩm, cũng như nâng cao khả năng xuất khẩu các sản phẩm của mình,

Và trong thời gian tới, nếu muốn tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế thì nhiệm vụ cấp bách đầu tiên vẫn là nâng cao hiệu quả hoạt động TCĐLCL gắn với hỗ trợ doanh nghiệp về nâng cao năng suất chất lượng, công cụ quản lý và những hoạt động có liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng khác.

Phong Lâm

Vai trò to lớn của hoạt động TCĐLCL trong thúc đẩy hội nhập quốc tế(VietQ.vn) - Trải qua 55 năm trưởng thành và phát triển, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có những đóng góp lớn trong thúc đẩy hội nhập quốc tế về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang