Học cách quản lý thời gian của các tỷ phú, giấc mơ 'nhà lầu xe hơi' sẽ thành hiện thực

authorTrần Thanh 10:03 16/10/2017

(VietQ.vn) - Người biết cách nắm giữ thời gian là người làm chủ được cuộc sống của mình. Học các tỷ phú cách quản lý thời gian sau đây để làm việc, bạn có thể sẽ thỏa mãn ước mơ của mình.

“Thời gian là vàng bạc”. Triết lý quý trọng thời gian của người xưa vẫn còn nguyên giá trị. Chỉ những ai thực sự hiểu được sức mạnh của thời gian và tận dụng trọn vẹn từng phút từng giây của mình mới có thể thành công vượt bậc.

“Mỗi giây Bill Gates kiếm được bao nhiêu tiền?” là một câu hỏi chưa bao giờ hết “nóng” về vị tỷ phú có tổng tài sản lên đến 90 tỷ USD này. Theo ước tính của Forbes, trong năm 2015 ông đã thu về thêm 3,2 tỷ USD. Mỗi năm có 365 ngày, tương đương 31.536.000 giây, như vậy trung bình mỗi giây của Bill Gates kiếm được 101,5 USD một giây. Một con số sẽ khiến cho bất cứ ai đang lãng phí thời gian sẽ phải giật mình.

Tỷ phú trẻ tuổi Elon Musk đã làm việc tới 100 giờ mỗi tuần trong suốt 15 năm qua để trở thành người truyền cảm hứng và được yêu thích nhất trong làng công nghệ, vượt qua cả những tên tuổi hàng đầu như Mark Juckerberg hay Steve Jobs (theo khảo sát của First Round Capital)

Tại Việt Nam, Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup cũng là một người rất quý trọng thời gian. Ông nổi tiếng với nguyên tắc làm việc tiết kiệm tối đa thời gian nhưng vẫn đạt hiệu suất công việc.

Với những người thành công như Bill Gates, Elon Musk hay Phạm Nhật Vượng, thời gian thực sự là “vàng bạc”. Chỉ có điều, họ cũng giống như bất kỳ ai, mỗi ngày chỉ có duy nhất 24 giờ.

Họ thường lên kế hoạch sử dụng thời gian của họ rất hợp lý, khoa học, kỹ lưỡng. Dù có rất nhiều việc nhưng họ vẫn có thể sắp xếp để cân bằng giữa thời gian dành cho công việc với thời gian cho gia đình, bạn bè và cả những đam mê của mình. Dưới đây là bí quyết để quản lý thời gian hữu hiệu dành cho bạn nếu muốn thành công. 

Thường tất cả những tỷ phú nổi tiếng trên thế giới hay những người thành đạt thường sử dụng một thời gian riêng biệt gọi là hệ thống thời gian. Theo đó, sẽ chia ra thành 3 loại: Ngày tập trung, ngày chuẩn bị và ngày nghỉ ngơi. 

1. Ngày tập trung

 
Đó là ngày mà bạn dành 80% thời gian cho công việc, tiếp xúc với nhiều người để có được khoảng thu nhập cao nhất có thể. Đây cũng là ngày mà làm các công việc cần sự tập trung cao, cần cảm hứng, hay không muốn giao phó cho ai khác như đàm phán hợp đồng, diễn thuyết, phát triển kỹ năng chuyên môn, viết sách,…

Tỷ phú Mike Cannon-Brookes khuyên chúng ta nên tập trung vào làm từng thứ một chứ không phải làm tất cả mọi thứ cùng một lúc:

 meo-quan-ly-thoi-gian-huu-hieu-cua-cac-ty-phu

2. Ngày chuẩn bị

 

Đây là ngày mà bạn sẽ chuẩn bị hoặc lên kế hoạch cho Ngày tập trung hay Ngày nghỉ ngơi; là lúc thích hợp cho các việc như tập duyệt bài phát biểu, chuẩn bị báo cáo, học các kỹ năng mềm,…

3. Ngày nghỉ ngơi

 

Ngày nghỉ ngơi sẽ bắt đầu từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau. Trong ngày này, bạn sẽ không có bất kỳ hoạt động nào liên quan tới công việc; không cuộc họp, không điện thoại khách hàng, không email, không đọc tài liệu liên quan công việc, không đồng nghiệp, không sếp,… Đây cũng chính là lúc bạn dành thời gian cho gia đình, bạn bè và cho chính mình.

Con người vốn tham lam, chúng ta thường nghĩ rằng 24 giờ một ngày thì không đủ để mình làm tất cả. Bởi vậy, nhiều tỷ phú tranh thủ tận dụng thời gian ở mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như tỷ phú Richard Branson – nhà sáng lập Virgin Group không bao giờ tham gia các cuộc họp ngồi mà thay vào đó là những cuộc họp đứng để tiết kiệm thời gian: “Một trong những mẹo ưa thích của tôi là thực hiện cuộc họp đứng. Bởi vì như thế nhanh hơn nhiều so với việc ngồi xuống và bàn bạc kinh doanh. Khi có cơ hội, tôi luôn muốn đi xa hơn – theo nghĩa đen bằng một cuộc họp đi bộ”. Ông chia sẻ. 

Ông còn chia sẻ thêm “Tôi không thể đi du lịch hay công tác mà thiếu một quyển sổ. Tôi không bao giờ có thể xây dựng một tập đoàn Virgin nếu không nhờ các mẩu giấy bé tẹo. Bởi nếu bạn có một suy nghĩ nhưng không viết ra, sáng hôm sau có thể bạn sẽ quên nó mãi mãi.” Thậm chí có một lần Richard không mang máy tính xách tay và ông đã viết vội những suy nghĩ đó trong hộ chiếu của mình.

Richard Branson

Có lẽ điều này mâu thuẫn với những lời khuyên như đừng dành cả ngày cho công việc, hãy thư giản, hãy nghỉ ngơi,…Thế nhưng, nếu bạn chưa hoàn thành xong hoặc gần hết công việc thì nghỉ ngơi lúc này chỉ mang nghĩa là ngừng làm việc mà thôi. Đừng ở bên những người mình yêu thương, làm những điều mình yêu thích với cái đầu nặng nề những suy nghĩ về công việc.

Nathan Blecharczyk – nhà sáng lập Airbnb – Tỷ phú sáng lập ra ứng dụng đặt lịch khách sạn luôn cố điền đủ lịch làm việc của mình mỗi ngày rồi làm những việc từ cuối danh sách trở lên. Bởi anh cho rằng đó là cách để tập trung hơn mỗi sáng. Nathan cũng không bao giờ họp vào buổi sáng mà chỉ họp vào buổi chiều muộn để tiết kiệm thời gian.

Tỷ phú Dustin Moskovitz là nhà đồng sáng lập Facebook với Mark Zuckerberg đã lập ra một ngày thứ tư không họp để tránh làm mất thời gian. Anh cũng chỉ tổ chức họp khi cần thiết và trong thời gian ngắn nhất có thể để nhịp độ làm việc tại công ty không bị gián đoạn.

meo-quan-ly-thoi-gian-huu-hieu-cua-cac-ty-phu3

Qũy thời gian của mỗi người đều như nhau, dù người đó có là tổng thống, tỷ phú hay là bạn. Vì vậy, hãy học cách sử dụng thời gian một cách hiệu quả, thay vì cứ nói “Tôi không có thời gian cho việc này”, bạn sẽ nhanh chóng có được một sự nghiệp thành công và một cuộc sống hạnh phúc.

Trần Thanh (t/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang