Hóc hạt mãng cầu, bé trai 3 tuổi nguy kịch: Kinh nghiệm sống còn với người lớn

author 16:25 18/12/2018

(VietQ.vn) - Một bé trai 3 tuổi vừa phải nhập viện trong tình trạng ngưng thở, nguy kịch do hóc hạt mãng cầu.

Báo Dân Trí dẫn thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và kịp thời can thiệp cho trường hợp bệnh nhi bị dị vật đường thở rất nguy hiểm. Bệnh nhân là bé L.T.C. (3 tuổi, ngụ tại Long An).

Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình được biết, 5 ngày trước khi vào viện, trong lúc đang ăn bé bị ho sặc sụa, tím tái. Gia đình đã đưa bệnh nhi đến bệnh viện địa phương thăm khám, sau 1 ngày theo dõi, triệu chứng ho sặc cải thiện nên được cho xuất viện về nhà. Tuy nhiên, sau đó bé có biểu hiện ho nhiều hơn, tím tái phải nhập viện trở lại. Sau khi cấp cứu, hồi sức tích cực, bệnh nhi được mở khí quản hỗ trợ hô hấp, chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

 Hóc hạt mãng cầu bé trai 3 tuổi bị ngưng tim, nguy kịch.

 Hóc hạt mãng cầu bé trai 3 tuổi bị ngưng tim, nguy kịch.

TS.BS Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô hấp cho hay, tổng trạng của bệnh nhi khá xấu, da bông tím, tràn khí màng phổi. Bé được cho thở máy thông số cao, chọc hút khí màng phổi, ổn định hô hấp, huyết động, dùng thuốc vận mạch. Sau kiểm tra hình ảnh, hội chẩn nhanh các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị dị vật đường thở nên chỉ định nội soi.

Qua hình ảnh camera nội soi, bác sĩ phát hiện dị vật chèn sát phế quản gốc bên phải của bệnh nhi. Dị vật màu đen, hình ê líp như hạt mãng cầu được gắp ra ngoài thành công giúp khai thông đường thở cho bệnh nhi. Sau khi dị vật được gắp ra khỏi đường thở của con, ba mẹ bé cho biết, trước đó bé được cho ăn mãng cầu. Hiện sức khỏe bệnh nhi đã bình phục tốt.

Loạt bệnh khủng khiếp từ lợn có thể lây sang người gây tử vong(VietQ.vn) - Bệnh não, lở mồm long móng, bệnh tai xanh…là một trong những loại dịch bệnh từ lợn có thể lây sang cho con người.

Nói tới tình trạng trẻ hóc dị vật, thông tin trên báo Sức Khỏe & Đời sống, BS. Phạm Ngọc Toàn, Khoa Cấp cứu Chống độc (BV Nhi TW) cho biết, hóc dị vật thường gặp ở trẻ là hóc hạt lạc, ngô, hạt dưa, hạt na, chôm chôm, nhãn... Trẻ nhỏ thường chưa có phản xạ lừa xương trong thức ăn hoặc hạt từ các loại trái cây nên trước khi cho trẻ ăn, phụ huynh cần lưu ý loại bỏ để tránh nguy cơ hóc, sặc cho các bé. Ngoài ra, phụ huynh không nên cho trẻ chơi các món đồ nhỏ có thể ngậm vào miệng, nhét vào lỗ mũi, lỗ tai, không để trẻ đùa nghịch, khóc to, sợ hãi khi ăn.

Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây hóc, không nên hoảng hốt, la hét vì như vậy sẽ khiến trẻ sợ hãi và dễ bị hóc hơn.

Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi... Thêm vào đó, các bậc cha mẹ nên chú ý, trước khi cho trẻ ăn phải gỡ bỏ các hạt, mảnh xương... trong thức ăn.

Nếu thấy trẻ ngậm vào miệng các vật nhỏ có thể gây hóc thì phải nhẹ nhàng, dỗ cho trẻ tự nhè ra; không cho tay móc miệng làm trẻ sợ, khóc, dễ nuốt dị vật vào đường ăn hoặc hít vào đường thở.

Thực tế cho thấy, việc sơ cứu đúng cách và kịp thời khi bị hóc dị vật là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt với trẻ em. Do đó, khi trẻ bị hóc dị vật, nếu trường hợp trẻ tỉnh táo, ho được thì các bậc phụ huynh nên khuyến khích ho, rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý, hoặc gọi sự hỗ trợ của bác sĩ...

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang