Học kỹ năng phòng cướp giật và thoát thân của cảnh sát hình sự

author 19:00 28/02/2017

(VietQ.vn) - Tội phạm luôn khiến đời sống người dân trở nên bất an. Việc chủ động trang bị những kỹ năng phòng cướp giật và thoát thân trở nên hết sức cần thiết.

Sự kiện: Kỹ năng sống

Bình quân mỗi năm cả nước phát hiện trên 70.000 vụ phạm tội các loại, trong đó có khoảng 50.000 vụ phạm tội về hình sự, theo báo Lao động. Sự gia tăng nhanh chóng của tội phạm khiến đời sống người dân trở nên bất an. Việc tự trang bị những kỹ năng để chủ động phòng tránh sự tấn công của tội phạm trở nên hết sức cần thiết. 

10 phương pháp giúp đề phòng và đối phó với cướp giật:

Cất tài sản trong cốp và quan sát xung quanh khi lấy đồ trong cốp xe hơi và xe máy

Việc vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa sử dụng di động rất nguy hiểm, không chỉ dễ gây tai nạn giao thông mà còn tạo điều kiện cho kẻ gian cướp giật tài sản. Tốt hơn hết khi lưu thông trên đường bạn nên để đồ ở trong cốp xe. Nếu buộc phải nghe điện thoại nên tấp xe vào lề đường rồi dừng lại ở nơi có chướng ngại vật (cây, cột điện) rồi xuống xe, trong lúc đó vẫn nên nhìn xung quanh. 

ky-nang-phong-cuop-giat-cua-canh-sat-hinh-su-ai-cung-nen-biet
Cướp giật khi đang lưu thông trên đường 

Trước khi cất đồ vào cốp hoặc lấy ra thì phải nhìn xung quanh. Đã có rất nhiều trường hợp đang lấy đồ thì kẻ cướp đi xe máy ngang qua để giật túi. Trường hợp đồ quá lớn không để vừa cốp thì nên đeo túi về phía trước bụng. Tuyệt đối không đặt, treo đồ vật, hành lí hớ hênh.

Để ý gương chiếu hậu để phát hiện kẻ nghi vấn

Nếu qua gương chiếu hậu phát hiện có kẻ nghi vấn bám theo sau, hoặc có biểu hiện như để ý đến mình, tăng ga, lạng lách đánh võng cùng chiều với mình, thì phải chạy thật chậm lại, tấp xe vào lề đường hoặc cố gắng đi đến khu vực có nhiều người.

Cảnh giác khi xảy ra va chạm xe

Đã có nhiều trường hợp cướp dàn cảnh va chạm, trong lúc bạn không để ý sẽ nhanh tay cướp đồ. Bởi vậy phải đề cao cảnh giác khi có va chạm.

Xử lý khi bị giật túi

Khi bị giật túi, theo quán tính bạn sẽ bị lôi theo về đằng trước và ngã. Tuy nhiên hãy học tuyệt chiêu này, khi phát hiện bị cướp, phải thật linh hoạt, trong tích tắc nhanh tay giật mạnh tay cùng túi đồ lại tên cướp sẽ bị ngã khỏi xe. Sau đó hãy tri hô thật lớn để mọi người phát hiện. Kỹ năng này bạn nên tập luyện để đề phòng trường hợp gặp cướp.

ky-nang-phong-cuop-giat-cua-canh-sat-hinh-su-ai-cung-nen-biet
Tuyệt đối không đặt hành lý hớ hênh 

Hạn chế đi đêm muộn

Đêm muộn là điều kiện tốt nhất để kẻ gian "hoành hành", do đó bạn không nên đi đêm một mình, nếu bắt buộc nên tìm người đi cùng và luôn đề cao cảnh giác.

Cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là sự cảnh giác của mỗi người. Cần chủ động không để bản thân rơi vào những tình huống nguy hiểm, không nên tạo những sơ hở để bọn xấu ra tay. Đồng thời, phải lường trước những phương pháp để kịp đối phó.

SMEDEC 2 ký kết hợp tác với Khu công nghệ cao Hàn Quốc(VietQ.vn) - Trung tâm SMEDEC 2 đã tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Khu công nghệ cao Gyeongbeuk - Hàn Quốc nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động phát triển cho mỗi đơn vị và đóng góp vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp.

Dưới đây là một vài câu hỏi trắc nghiệm để bạn tự kiểm tra kiến thức bảo vệ của bản thân đối với kẻ gian, theo báo Lao động.

1. Thái độ ứng xử nào là khôn ngoan trong tình huống bị đột nhập vào nhà?

a. Phản ứng ngay khi phát hiện có đột nhập. Kiên quyết tấn công, đánh bắt đối tượng;

b. Cố gắng kiềm chế nỗi sợ hãi để bình tĩnh quan sát sự việc, làm chủ tình thế, xác định đặc điểm và số lượng đối tượng, hung khí đối tượng cầm theo; tương quan lực lượng giữa đối tượng và mình; những người dễ bị tổn thương và không có khả năng tự vệ trong gia đình… từ đó suy tính phương án xử lý tình huống tối ưu nhất;

c. Khôn khéo, mềm mỏng trong ứng xử để đối tượng lơ là, mất cảnh giác, không làm gì để đối tượng bị kích động. Tận dụng thời cơ để bỏ chạy đến nơi an toàn hoặc bất ngờ tấn công lại đối tượng.

Đáp án: b + c

2. Nếu đối tượng đã đứng ngay ở đầu giường ngủ của bạn (nhưng chúng chưa khống chế bạn và người thân), bạn sẽ phản ứng như thế nào?

a. Vùng dậy, lao vào tấn công đối tượng, kết hợp với tri hô, gọi người nhà để bắt trộm.

b. Vùng dậy, lấy vật dụng, vũ khí đã để sẵn trong phòng như dao, gậy, đèn pin, bình xịt cay, gậy golf…) nhưng để thủ thế, chứ không chủ động tấn công đối tượng;

c. Nằm im tại giường, giả vờ ngủ say, không biết đối tượng đã đột nhập vào phòng. Để việc lục lọi diễn ra, chờ đối tượng đi ra khỏi phòng mới dậy và triển khai các biện pháp phòng vệ và gọi điện báo công an.

Đáp án: c

3. Nếu đối tượng có từ hai tên trở lên, hoặc trong tay có vũ khí như (dao, búa, kiếm) đến bên giường và khống chế khóa trói bạn hoặc yêu cầu bạn tự trói tay mình và người thân, rồi yêu cầu chỉ chỗ cất giữ tiền vàng, giấy tờ tài sản có giá trị hoặc nơi để chìa khóa xe, để két bạc…, bạn cần làm gì?

a. Vùng vẫy kháng cự, đánh lại để thoát ra khỏi phòng chạy đến chỗ an toàn;

b. Không hợp tác với đối tượng dù đã bị khống chế, không chỉ nơi cất giấu tài sản, chìa khóa két, chửi rủa hoặc có lời nói đe dọa sẽ báo công an;

c. Tỏ ra hợp tác, phục tùng mọi yêu cầu của đối tượng để bảo đảm an toàn tính mạng. Trong quá trình thực hiện yêu cầu, ghi nhớ đặc điểm đối tượng, đồng thời chú ý quan sát tình hình, tận dụng thời cơ thuận lợi để bỏ chạy đến nơi an toàn, hoặc bất ngờ tấn công lại đối tượng. Nếu không có khả năng bỏ chạy hoặc đánh lại, thì tuyệt đối không chống lại chúng.

Đáp án: c.

Hoàng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang