Hội đồng nghiệm thu sản phẩm quốc gia phải có 6 nhà khoa học

author 16:37 13/10/2014

(VietQ.vn) - Hội đồng nghiệm thu sản phẩm quốc gia phải có 9 thành viên, trong đó có 6 nhà khoa học.

Bộ KH&CN đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Thông tư quy định việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Hội đồng và tổ chuyên gia tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG do Thủ trưởng Cơ quan chủ quản SPQG quyết định thành lập trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trên cơ sở đề nghị của Đơn vị quản lý SPQG.

Hội đồng nghiệm thu sản phẩm quốc gia phải có 6 nhà khoa học

Hội đồng nghiệm thu sản phẩm quốc gia phải có 6 nhà khoa học

Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG (sau đây gọi là Hội đồng) có 09 thành viên bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 01 ủy viên thư ký và các ủy viên khác, trong đó: 06 thành viên là chuyên gia khoa học và công nghệ (lấy từ cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ), chuyên gia kinh tế; 03 thành viên là chuyên gia đại diện cho Cơ quan chủ quản SPQG, Đơn vị quản lý SPQG, Ban Chủ nhiệm Chương trình; Người đang công tác tại tổ chức chủ trì Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG, người có lợi ích liên quan với chủ nhiệm hoặc tổ chức chủ trì Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG không được tham gia Hội đồng.

Tổ chuyên gia tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG (sau đây gọi là Tổ chuyên gia) gồm 03 thành viên của Hội đồng do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng làm tổ trưởng. Tổ chuyên gia có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định độ tin cậy, nhận định tính xác thực các sản phẩm của Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG.

Trong trường hợp đặc biệt, do tính chất phức tạp hoặc yêu cầu đặc thù của nhiệm vụ, Thủ trưởng Cơ quan chủ quản SPQG có thể quyết định số lượng thành viên và thành phần hội đồng khác với qui định tại các khoản 2 Điều này hoặc lựa chọn chuyên gia khoa học và công nghệ ngoài cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thư ký hành chính của Hội đồng: 2 người thuộc Đơn vị quản lý SPQG và đơn vị chức năng có liên quan của Cơ quan chủ quản SPQG.

Đơn vị quản lý SPQG có trách nhiệm tổ chức các phiên họp Hội đồng. Thời điểm họp phiên đầu tiên không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng.

Gửi hồ sơ đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện và công tác chuẩn bị của thành viên Hội đồng: Ít nhất 10 ngày làm việc trước phiên họp thứ nhất của Hội đồng, Đơn vị quản lý SPQG có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cung cấp cho các thành viên Hội đồng gồm 01 bản sao hồ sơ đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; Quyết định thành lập Hội đồng; Phiếu nhận xét kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG và Phiếu nhận xét kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG theo Mẫu 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu kỹ hồ sơ đăng ký xét duyệt và các tài liệu có liên quan; đồng thời ghi nhận xét vào các phiếu nhận xét trước khi họp Hội đồng.

Trình tự và nội dung họp của Hội đồng: Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền và 02 ủy viên phản biện; Thư ký hành chính tuyên bố lý do cuộc họp, đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự; Đại diện Cơ quan chủ quản SPQG phát biểu ý kiến, nêu yêu cầu đối với Hội đồng (nếu có); Chủ tịch Hội đồng thống nhất và thông qua nội dung làm việc của Hội đồng theo các quy định của Thông tư này và điều hành cuộc họp; Hội đồng biểu quyết bầu ban kiểm phiếu gồm 03 thành viên thuộc Hội đồng; Chủ nhiệm Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG; Tổ trưởng tổ chuyên gia báo cáo kết quả thẩm định đối với Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG; Các thành viên Hội đồng trình bày nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG; Thư ký khoa học của Hội đồng đọc ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên vắng mặt (nếu có); Hội đồng thảo luận, phân tích, đánh giá về kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG theo các tiêu chí đánh giá ghi trong Phiếu đánh giá kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG theo Mẫu 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; Hội đồng tham khảo ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp; Các thành viên Hội đồng ghi và bỏ phiếu đánh giá độc lập kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG thông qua phiếu đánh giá có dấu treo của Cơ quan chủ quản SPQG; Ban kiểm phiếu tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu theo Mẫu 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; Hội đồng thông báo kết quả kiểm phiếu đánh giá. Kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG đạt yêu cầu khi có ít nhất 3/4 tổng số thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu "Đạt". Phiếu nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng vắng mặt được công bố tại phiên họp, nhưng không được tổng hợp vào kết quả kiểm phiếu; Chủ tịch hội đồng công bố dự thảo kết luận đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG và Hội đồng thông qua Biên bản làm việc của Hội đồng.

Trong trường hợp cần thiết, Đơn vị quản lý SPQG trình Thủ trưởng Cơ quan chủ quản SPQG xem xét, quyết định việc tổ chức lấy ý kiến tư vấn độc lập đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG.

Xử lý kết quả đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG: Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG được quyết toán và thanh lý hợp đồng sau khi các sản phẩm của Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG và tài sản đã mua sắm bằng ngân sách nhà nước được kiểm kê theo quy định hiện hành; Đối với Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG có kết quả nghiệm thu ở mức “Không đạt”, Cơ quan chủ quản SPQG chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý theo quy định hiện hành đối với việc xử lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nghiệm thu không đạt yêu cầu; Việc công bố, sử dụng kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG và thanh lý hợp đồng được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng Cơ quan chủ quản SPQG có trách nhiệm xem xét ban hành quyết định công nhận kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG theo Mẫu 9 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Quyết định công nhận kết quả thực hiện Nhiệm vụ thuộc Dự án đầu tư SPQG này là một bộ phận của hồ sơ giám sát, đánh giá đầu tư của Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia theo quy định hiện hành.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang