Việt Nam tham gia đánh giá thực trạng và nhu cầu sản xuất thông minh khu vực châu Á

author 19:40 14/11/2019

(VietQ.vn) - Hội nghị điều phối của dự án nghiên cứu đánh giá thực trạng và nhu cầu về sản xuất thông minh của các nền kinh tế thành viên đã được Tổ chức Năng suất châu Á và Trung tâm Năng suất Đài Loan đã tổ chức từ ngày 12-14/11/2019 tại Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc).

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Dự án được triển khai trong khuôn khổ chương trình của Trung tâm xuất sắc của APO về sản xuất thông minh. Hội nghị có sự tham dự của Chuyên gia trưởng, Giáo sư Chen-Fu Chien, Trường Đại học quốc gia Tsing Hua và 6 chuyên gia đến từ 6 nền kinh tế thành viên gồm: Umashankar Prasad (Ấn Độ), Abdullah Sanusi (Indonesia), Franklin D. Quiachon (Philippines), Tiến sỹ Anan Mungwattana (Thái Lan) và Tiến sỹ Hà Minh Hiệp (Việt Nam) đã đặt nền tảng cho việc triển khai nghiên cứu về nhu cầu hiện tại và trong trung hạn của các nền kinh tế thành viên APO đối với sản xuất thông minh và việc nâng cao năng suất công nghiệp chung ở mỗi quốc gia. Ông David Sehyeon Baek, Trưởng phòng Nghiên cứu & Kế hoạch, Ban thư ký APO cũng tham dự hội nghị với tư cách là điều phối viên nghiên cứu. 

TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có bài tham luận tại hội nghị. 

 

  

Tại hội nghị, các chuyên gia đã trình bày các phân tích cụ thể về các yếu tố cần thiết cho quốc gia của mình nhằm thu được lợi ích tối đa từ việc chuyển đổi sang sản xuất thông minh. Các phân tích của chuyên gia đã cho thấy cần có cách tiếp cận theo giai đoạn trong việc chuyển đổi sang sản xuất thông minh. Do đó, các chuyên gia sẽ xác định nhu cầu của 6 nền kinh tế thành viên mục tiêu và đưa ra kế hoạch hành động theo từng bước và khuyến cáo cho mỗi nền kinh tế. Các nghiên cứu chuyên sâu cũng sẽ được thực hiện tại mỗi nền kinh tế trên để chứng minh cho các quy trình cụ thể đã được áp dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu và các khuyến cáo, các hoạt động tiếp theo sẽ được tiến hành trong đó bao gồm việc nâng cao nhận thức về các phương pháp chuyển đổi sản xuất thông minh phù hợp với bối cùng của từng nền kinh tế.

Các đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên của APO

Kết thúc Hội nghị điều phối, Tiến sỹ Eugene Y. Lin, Trưởng Ban Hợp tác APO của CPC nhận định: “Thông qua nghiên cứu này, CPC cũng như Trung tâm xuất sắc về sản xuất thông minh của APO có thể hoạch định các dự án mang tính thực tế để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất thông minh thông qua việc tự động hóa nhà máy, áp dụng các công nghệ nhà máy thông minh hoặc kết hợp cả hai cách".

Sản xuất thông minh - Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc(VietQ.vn) - Việc áp dụng sản xuất thông minh sẽ làm thay đổi hiệu quả nền kinh tế, làm tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh, nhờ đó tiết kiệm được nhiên liệu, nguyên liệu và chi phí nhân công cho từng sản phẩm...

Thanh Sơn

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang