Hơn 10 nghìn TCVN hỗ trợ cho hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế

author 06:39 08/02/2019

(VietQ.vn) - Đây là con số được ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ khi đề cập đến vai trò của hệ thống TCVN, QCVN trong hỗ trợ doanh nghiệp những năm vừa qua.

Thưa ông, công tác xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt nam đã đạt được những kết quả như thế nào đặc biệt là sau 8 năm triển khai chương trình 712 về Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa?

Với mục tiêu trọng tâm của chương trình 712 là hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN theo hướng ưu tiên các sản phẩm hàng hóa chủ lực trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh hài hòa tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; tăng cường xã hội hoá hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, tạo bước tiến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp và cả nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh và thương mại đối với các nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực.

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh: "Hệ thống TCVN của Việt Nam đã góp phần đảm bảo cho vị trí của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.

Với sự phối hợp chặt chẽ từ các Bộ ngành, địa phương, một số kết quả nổi bật sau 8 năm triển khai chương trình 712, cụ thể như sau:

Đến nay, Hệ thống TCVN có khoảng 10500 TCVN, mức độ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, khu vực đạt 54% (mục tiêu đến năm 2020 là 60%) nhằm đảm bảo cho vị trí của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế, đóng góp vào mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Hệ thống TCVN thường xuyên được điều chỉnh và sửa đổi trên cơ sở soát xét các TCVN hiện hành và xây dựng mới TCVN nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại phù hợp với thông lệ của quốc tế.

 
Chính phủ ban hành Nghị định 78/2018/NĐ-CP hướng dẫn triển khai Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo hành lang pháp lý mới phù hợp với các cam kết (FTA) thế hệ mới thúc đẩy xây dựng TCVN, QCVN phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào công tác tiêu chuẩn hóa…
 

Tổng cục đã tổ chức thẩm định khoảng 850 dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) theo đề nghị của các Bộ quản lý chuyên ngành theo đúng quy định. Đến nay, các Bộ quản lý chuyên ngành đã ban hành và đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ 780 QCVN. Các QCVN được xây dựng, đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước, ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng ảnh hưởng đến môi trường sức khỏe, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Vậy vai trò của các tiêu chuẩn, quy chuẩn này đối với các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào thưa ông?

Có thể khẳng định hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời gian qua đã đáp ứng kịp thời tiến độ, lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có được một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đầy đủ, hài hòa với chuẩn mực quốc tế, khu vực cho tất cả các lĩnh vực KT-XH, làm cơ sở hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng, thúc đẩy sự phát triển bền vững KT-XH của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phát triển tương đối là toàn diện nhưng nhiều tiêu chuẩn chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực cho doanh nghiệp, theo ông nguyên nhân do đâu?

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, những theo tôi có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Nhận thức về việc sử dụng tiêu chuẩn của một số Doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh không nắm chắc được các tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn quản lý của Việt Nam và thế giới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như thế nào. Không nắm được lợi ích có được khi áp dụng tiêu chuẩn

Có tâm lý từ phía doanh nghiệp, xã hội cho rằng việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật là chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, việc xã hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn chưa được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua.

Do đa phần doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm trên 90%), với công nghệ hạn chế, nguồn lực hạn hẹp, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế/khu vực chưa cao, dẫn đến chính sách của doanh nghiệp chưa nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của hệ thống tiêu chuẩn cơ sở (tiêu chuẩn doanh nghiệp). Trừ khi có sức ép bên ngoài từ quản lý nhà nước, từ thị trường, từ đối tác (có tinh bắt buộc áp dụng).

Để các tiêu chuẩn, quy chuẩn mang lại hiệu quả thiết thực với các doanh nghiệp và tương thích với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thế giới, theo ông chúng ta cần phải có những bước đi như thế nào?

Tiếp tục tham gia sâu rộng vào các hệ thống thương mại quốc tế, khi tham gia sâu vào các FTA mới sẽ buộc chúng ta phải điều chỉnh thể chế, hệ thống tiêu chuẩn hóa mạnh mẽ hơn để có thể tiếp cận thực chất, hưởng lợi từ các định chế thương mại quốc tế và toàn cầu. Theo tôi đây là xu thế tất yếu của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động xây dựng tiêu chuẩn. Khuyến khích sự tham gia tích cực của Hiệp hội, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong công tác xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Hội Tiêu chuẩn Chất lượng, Hội các tổ chức thử nghiệm, VCCI, các hiệp hội ngành hàng lớn như dệt may, da giầy, thép, ô tô, điện-điện tử, nông sản, cà phê, cao cao, lúa gạo…).

Chú trọng hoàn thiện hệ thống TCVN cho các sản phẩm là thế mạnh xuất khẩu theo hướng ưu tiên hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu như ISO, IEC, ITU, Codex, AOAC….

Đẩy mạnh ký kết, triển khai các MRA quốc tế, khu vực, song phương; tăng cường chấp nhận giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm tại bến đi đối với những SPHH áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2019 tăng cường công tác hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn(VietQ.vn) - Tính đến tháng 12 năm 2018, Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia TCVN có khoảng 11.500 TCVN với mức độ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế đạt trên 54%.

 

Bảo Anh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang