Tranh chấp về hợp đồng mua bán đất đai giải quyết thế nào?

authorLan Ninh 06:42 12/02/2017

(VietQ.vn) - Về việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán đất đai, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Nguyễn Lâm Anh (Hưng Yên): Năm 1995 cha em có bán 1 phần đất cho ông Quang bán bằng giấy tay, nhưng chưa có tách sổ đỏ. Năm 2000 ông Quang mượn sổ đỏ nói đi tách quyền sử dụng đất, nhưng chưa tách được thì ông Quang lấy sổ đỏ đi vay. Hiện nay cha em đã mất, còn sổ đỏ thì nằm trong ngân hàng. Em có yêu cầu ông Quang tách sổ đỏ để trả lại cho gia đình em, nhưng ông ấy nói chưa có khả năng trả khoản vay trước đó nên chưa rút được vậy em cần phải làm gì?

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán đất đai

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán đất đai. Ảnh minh họa 

Trả lời:

Có thể thấy, khi tiến hành kí hợp đồng mua bán đất thì bên mua có yêu cầu bố bạn cho mượn giấy chứng nhân quyền sử dụng đất để tiến hành thủ tục tách thửa. Điều này là hoàn toàn phù hợp, tuy nhiên người này lại sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đi thế chấp tại ngân hàng mà không được sự đồng ý của bố bạn cũng không thống báo cho ngân hàng viết rõ tình trạng của tài sản thế chấp nên hành vi này sẽ được coi là hành vi lừa dối để tiến hành giao dịch.

Đối với việc lừa dối thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giáo dịch thế chấp giữa ông Quang và ngân hàng là vô hiệu, đối với giao dịch vô hiệu thì các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, bạn có thể đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ phía ông Quang sau khi ngân hàng trao trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Phân hạng nhà chung cư theo quy định mới (VietQ.vn) - Bộ xây dựng ban hành Thông tư 31/2016/TT-BXD về phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư.

Căn cứ quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015:

"Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình".

Hoàng Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang