I-400: Tàu ngầm reo giắc kinh hoàng cho Mỹ trong Thế chiến II

author 16:14 02/01/2016

(VietQ.vn) - Những siêu tàu ngầm mang máy bay I-400 có thể đã khiến Mỹ phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề trong Thế chiến II nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Báo VNE dẫn trang tin Stars and Stripes cho biết, tàu ngầm I-400 là một trong những loại vũ khí lớn nhất, nguy hiểm nhất thời kỳ Thế Chiến II. I-400 được Nhật chế tạo với tham vọng đưa chiến tranh đến trước thềm nước Mỹ, đảo ngược tình hình cuộc chiến đang dần đến hồi kết.

Theo ông Masanori Ando, phụ trách Trung tâm Huấn luyện Tàu ngầm Nhật Bản ở Kure, tàu ngầm lớp Sen Toku I-400 thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản là "kiệt tác" của Đô đốc Issoroku Yamamoto, tư lệnh Hạm đội Hỗn hợp Nhật Bản. Trong giai đoạn đầu của Thế Chiến II, Đô đốc Yamamoto luôn cảm thấy bất an về "người khổng lồ đang ngủ say" - nước Mỹ. Để có thể buộc người Mỹ ngồi vào bàn đàm phán một cách nhanh chóng, đế quốc Nhật đã tính sẽ hành động nhanh chóng và quyết liệt.

I-400: Tàu ngầm reo giắc kinh hoàng cho Mỹ trong Thế chiến IICác tàu ngầm I-400 của Nhật tại Trân Châu Cảng

Nhằm thực hiện những ý đồ đã vạch ra, Đô đốc Yamamoto thúc đẩy dự án chế tạo một loại vũ khí lai, vừa có thể hoạt động như tàu sân bay để mở các cuộc tấn công vào mục tiêu đối phương trên đất liền, lại vừa có thể lặn xuống dưới nước giấu mình và đảm bảo yếu tố bất ngờ. Sau nhiều năm nghiên cứu và thiết kế, chiếc tàu ngầm I-400 đầu tiên đã ra đời vào năm 1994.

Báo Kiến Thức dẫn trang tin Business Insider, tàu ngầm mang máy bay I-400 được thiết kế đặc biệt để có thể phóng máy bay ném bom nhằm tấn công bờ biển phía Tây nước Mỹ. I-400 có chiều dài 122m, rộng 12m và trọng tải 6.500 tấn. Tàu mang theo 3 máy bay ném bom Seiran với kế hoạch tấn công kênh đào Panama cũng như tấn công các hạm đội của quân Đồng Minh tại Ulithi. Các máy bay khi để trong lán, cánh sẽ gập lại.

Chỉ vài phút sau khi có lệnh, 3 chiếc máy bay ném bom sẽ được đẩy qua cánh cửa thủy lực lớn lên một máy phóng khí nén dài 25m, phi thẳng lên bầu trời. Sau khi thực hiện các vụ ném bom bất ngờ, máy bay Seiran tự tìm cách hạ cánh trên biển và được đưa trở lại tàu ngầm bằng một cần cẩu thủy lực.

I-400: Tàu ngầm reo giắc kinh hoàng cho Mỹ trong Thế chiến IITàu ngầm lớp Sen Toku I-400

Tàu ngầm I-400 có thể chứa 157 sĩ quan, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật và phi công. Nó được thiết kế kiểu thân đôi để có thể chịu được trọng lượng của 3 chiếc máy bay ở phía trên. "Đây là loại tàu ngầm duy nhất có thể mang theo máy bay chiến đấu. Không hề có bất cứ loại nào tương tự như vậy", ông Ando nói.

I-400 được trang bị 8 ống phóng ngư lôi, một khẩu súng máy cỡ 12,7 ly trên boong, một pháo phòng không 25 mm, và ba khẩu pháo ba nòng 25 mm A/A gắn trên nóc khoang để máy bay. Để tăng khả năng ẩn mình, tàu ngầm I-400 được phủ một lớp cao su khiến nó trở nên "vô hình" trước các thiết bị thủy âm của phe Đồng minh. Công nghệ vốn được Nhật Bản sử dụng để mài kiếm đã được áp dụng khi chế tạo tàu ngầm nhằm đảm bảo độ kín nước tối đa.

Nhiệm vụ đầu tiên I-400 được giao là đem các máy bay thả chuột bị nhiễm dịch hạch và côn trùng gây bệnh tả, sốt xuất huyết, sốt phát ban và các bệnh khác vào các thành phố trên bờ biển phía Tây nước Mỹ. Khi vũ khí vi trùng không sẵn sàng đúng hạn, kế hoạch đã đổi sang thành một cuộc ném bom thông thường xuống kênh đào Panama.Tuy nhiên, Nhật Bản đã phải đầu hàng trước khi cuộc tấn công diễn ra.

Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, 5 tàu ngầm I-400 còn nguyên vẹn đã bị Mỹ thu làm chiến lợi phẩm và đưa về Hawaii để kiểm tra. Năm sau, Liên Xô yêu cầu được nghiên cứu các tàu ngầm này nhưng Hoa Kỳ không muốn các bí mật công nghệ rơi vào tay người khác nên đã đánh đắm 5 con tàu này bằng ngư lôi từ tàu sân bay USS Cabezon ở Oahu.

Mặc dù tàu ngầm này chưa kịp xuất trận, nhưng những tiến bộ công nghệ của I-400 đã được công nhận và có thể nói rằng đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo sau này.

Kim Oanh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang