Tên lửa Nirbhay tấn công mục tiêu tầm xa 1500km của Ấn Độ

author 21:52 21/09/2016

(VietQ.vn) - Tên lửa Nirbhay có tầm bắn 700 – 1.000 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Nhờ đó, nó được xếp vào hàng vũ khí nguy hiểm nhất của Ấn Độ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Nirbhay là loại tên lửa hành trình tốc độ cận âm, áp dụng mô hình sau khi bay lên theo chế độ phóng tên lửa

 Nirbhay là loại tên lửa hành trình tốc độ cận âm, áp dụng mô hình sau khi bay lên theo chế độ phóng tên lửa. Ảnh: Infonet

Tên lửa có khả năng tự động bay đến mục tiêu

Thông tin trên báo Đất Việt, Nirbhay là loại tên lửa hành trình tốc độ cận âm, áp dụng mô hình sau khi bay lên theo chế độ phóng tên lửa, nó khởi động chế độ bay kiểu máy bay, khác hẳn so với các loại tên lửa đạn đạo khác vì được thiết kế cánh thân tên lửa và cánh đuôi.

Sau khi tên lửa phóng đi, tầng động cơ đẩy tách ra, rơi xuống, các cánh của tên lửa bắt đầu hoạt động. Lúc đó, một động cơ Turbin khí bắt đầu hoạt động, hoàn toàn áp dụng chế độ máy bay, khiến nó có tính năng cơ động cao.

Ngoài ra, tên lửa được tích hợp hệ thống kiểm soát kiểu bắn - quên, có khả năng chống nhiễu rất mạnh, sau khi bắn tên lửa không cần điều khiển nữa mà có khả năng tự động bay đến mục tiêu. Nó có tầm bay thấp khoảng 10m, có thể men theo các rặng cây, làm giảm khả năng phát hiện của radar.

Pháo phản lực Tornado-S của Nga sẽ ngang ngửa vũ khí hạt nhân(VietQ.vn) - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết, Nga đang lên kế hoạch đưa vào sản xuất hàng loạt tổ hợp pháo phản lực Tornado-S trong năm 2017.

Quan trọng nhất là tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, tấn công mục tiêu phạm vi khoảng 1500km, giúp lục quân Ấn Độ có khả năng tấn công thọc sâu vào lãnh thổ của đối phương, vượt trội loại tên lửa tấn công mặt đất Babur của Pakistan.

Loại tên lửa này có thể được lắp đặt trên nhiều phương tiện phóng với nhiều tầm bắn khác nhau, có khả năng bắn đồng loạt, thậm chí phóng ngay cả trong khi đang cơ động. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa có thể ngoặt, xoay tròn, đổi hướng tấn công mục tiêu từ mọi góc độ.

Nirbhay có thể sánh ngang với tên lửa Tomahawk của Mỹ

Theo Infonet, tên lửa Nirbhay chính là đối trọng của tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và trong thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã từng rất thành công với tên lửa hành trình Tomahawk mà Nirbhay giống hệt loại tên lửa Mỹ với 4 phương tiện phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, trên mặt đất và từ máy bay ném bom, với 2 phiên bản là chống hạm tầm xa và tấn công mặt đất.

Một vụ phóng tên lửa Nirbhay. Ảnh: Đất Việt

Hiện Ấn Độ trang bị rất nhiều loại tên lửa chiến thuật nhưng mới chỉ có Nirbhay là loại tên lửa hành trình đầu tiên. Tất cả các nhà khoa học của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), đang tập trung phát triển Nirbhay nên chắc chắn sẽ tập trung được những thành tựu kỹ thuật tiên tiến nhất.

Nếu nước này triển khai loại tên lửa này trên biên giới, nó sẽ bao trùm toàn bộ dải biên cương với Pakistan và khu vực biên giới Trung Quốc, từ Thành Đô - Lan Châu, cho đến Côn Minh, trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với các quốc gia có tranh chấp biên giới, lãnh thổ.

Bởi nó là tên lửa hành trình tầm xa có độ chính xác cao, có tốc độ bay cận âm, tầm bắn 700 – 1.000 km, được phát triển bởi phòng thí nghiệm ADE ở Bangalore.

Nó còn là loại tên lửa hoạt động được trong mọi thời tiết, nhưng lại có chi phí thấp. Nirbay sẽ có nhiều biển thể khác nhau được chế tạo nhằm mục đích trang bị cho hải quân, lục quân và không quân Ấn Độ. Đặc biệt, đã có dự định trang bị Nirbhay cho máy bay Su-30MKI. Đặc biệt, Nirbay có thể bay ở độ cao thấp – có khả năng bay bám địa hình, radar đối phương rất khó bám bắt nó.

Việc phát triển thành công Nirbay được cho là bước đột phá của Ấn Độ, không kém khi so sánh với Brahmos. Nirbay là tên lửa Ấn Độ 100%, được so sánh với Babur của Pakistan và Tomhawk của Mỹ. Khi được gắn trên tiêm kích Su-30 MKI, nó sẽ giúp tăng sức mạnh răn đe của Ấn Độ.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang