Tìm thấy xác ướp loài tê giác tuyệt chủng cách đây 10.000 năm

author 15:33 26/02/2015

(VietQ.vn) – Trong quá trình khám phá thế giới tự nhiên, các nhà khảo cổ học vô cùng bất ngờ khi phát hiện xác ướp của một chú tê giác có lông - loài tê giác quý hiếm đã tuyệt chủng cách đây 10.000 năm tại dòng sông băng ở Nga.

Xác ướp này là một trong nhiều khám phá thế giới cổ xưa quan trọng, do một thợ săn nghiệp dư tên Alexander Banderov phát hiện ra. Ông cho biết, ban đầu ông và người bạn nhìn thấy một nhúm lông nhô lên khỏi mặt băng và nghĩ đó là xác ướp của một chú tuần lộc.

Đây là một trong nhiều khám phá thế giới gây chú ý đối với các nhà khoa học

Khám phá thế giới cổ xưa này đã gây chú ý đối với các nhà khoa học

Nhưng khi đưa toàn bộ xác lên, băng tan chảy ra, ông phát hiện hàm trên của con vật có hai sừng nhỏ và đã khẳng định, đó là một chú tê giác. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận đó là một chú tê giác có lông - loài tê giác quý đã tuyệt chủng cách đây 10.000 năm.

Chú tê giác con có tên Sasha (được đặt theo tên của ông Alexander) này khoảng 18 tháng tuổi, nặng khoảng 60kg, được bảo quản gần như nguyên vẹn với một tai, một mắt, lỗ mũi, miệng và hai chiếc sừng nhỏ mới nhú vẫn nhìn thấy rõ. Albert Protopopov - Cục trưởng Cục nghiên cứu khoa học Fauna Mammoth thuộc Cộng hòa Sakha cho biết: "Số lượng cá thể tê giác có lông trưởng thành trên thế giới rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng xác của một chú tê giác có lông nhỏ thì đây là lần đầu tiên được phát hiện".

Con tê giác mang tên Sasha là một khám phá thế giới gây bất ngờ cho các nhà khảo cổ học

Con tê giác mang tên Sasha là một khám phá thế giới cổ đại gây nhiều bất ngờ cho các nhà khảo cổ học

Ông Albert cho rằng, việc phát hiện ra hộp sọ của một chú tê giác con cũng vô cùng đáng quý bởi tê giác mẹ bảo vệ con rất tốt, chúng thường không tử vong khi tuổi đời con nhỏ. Bởi vậy, bằng việc nghiên cứu DNA của tê giác Sasha, các chuyên gia hi vọng kết quả này sẽ giúp cho giới khoa học có cái nhìn rõ hơn về điều kiện sống cũng như cách thức mà loài tê giác tăng trưởng và phát triển trong thời kỳ đó.

Loài tê giác lông mịn này được coi là xuất hiện ở kỷ nguyên Pleistocene

Loài tê giác lông mịn này được coi là xuất hiện ở kỷ nguyên Pleistocene

Trong kỷ nguyên Pleistocene, loài tê giác lông mịn được cho là sống trên khắp châu Âu và châu Á từ Scotland đến Tây Ban Nha và phần phía Đông của Hàn Quốc nhưng chúng đã tuyệt chủng từ 10.000 năm trước. Lý do mà loài vật này tuyệt chủng vẫn chưa được làm rõ nhưng theo các chuyên gia, cũng giống như loài voi ma mút, sự săn bắt, dịch bệnh và ảnh hưởng của Kỷ băng hà có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng này.

Vy Vy

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang