Kháng nghị đại gia Cà Mau mua dâm trẻ em phải ngồi tù giam

author 08:47 14/05/2016

(VietQ.vn) - Trong kháng nghị, VKSND tỉnh Cà Mau đề nghị TAND tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm theo hướng tuyên hai bị cáo tù giam vụ chủ khách sạn mua dâm trẻ em.

Theo tin tức từ báo Tuổi Trẻ,  VKSND tỉnh Cà Mau cho rằng việc TAND TP Cà Mau cho các bị cáo hưởng án treo là không đúng quy định của pháp luật. Do đó, trong kháng nghị, VKSND tỉnh Cà Mau đề nghị TAND tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm theo hướng tuyên hai bị cáo tù giam.

Trước đó, TAND TP Cà Mau đưa vụ án “mua dâm người chưa thành niên” xảy ra tại nhà trọ Thanh Tiền (phường 9, TP Cà Mau) ra xét xử sơ thẩm. Nạn nhân là Bùi Thị Q. (sinh ngày 10-1-2000, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).

Bị cáo là Tiêu Văn Luận (57 tuổi, chủ khách sạn Best Cà Mau, người mua dâm) và Lâm Thị Châu (40 tuổi, chủ quán nhậu Nhựt Duy, phường 9, TP Cà Mau, người môi giới mại dâm). Kết quả điều tra, giám định tuổi tại thời điểm Tiêu Văn Luận mua dâm, Q. chưa đủ 16 tuổi.

Bị cáo Tiêu Văn Luận là chủ khách sạn Best Cà Mau

Bị cáo Tiêu Văn Luận là chủ khách sạn Best Cà Mau. Ảnh: Dân Trí

Viện KSND TP Cà Mau đã truy tố ông Luận tội “mua dâm người chưa thành niên” với khung hình phạt 7 năm đến 15 năm tù và bà Châu tội “môi giới mại dâm”. Tuy nhiên, tại phiên xét xử sơ thẩm, HĐXX tuyên ông Luận 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Bà Châu cũng bị phạt 3 năm tù cho hưởng án treo.

Theo HĐXX, ông Luận được hưởng án treo vì có tình tiết giảm nhẹ: bồi thường thiệt hại 20 triệu đồng cho nạn nhân, thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải và người có thành tích xuất sắc được chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen. Tuy nhiên, sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, nhiều người không đồng tình vì cho rằng bản án chưa tương xứng với tính chất phạm tội của các bị cáo.

Bình luận về sự việc dưới góc độ luật pháp, Luật sư Vi Văn Diện, Trưởng văn phòng luật sư Thiên Minh, Đoàn luật sư Hà Nội tôi bày tỏ sự bất bình, ông Diện cho rằng:

Tuyên án của HĐXX Cà Mau có “vấn đề” nên đã dẫn đến thiếu nghiêm minh. Cụ thể, quyết định tuyên bị cáo Tiêu Văn Liệu và bị cáo Lâm Thị Châu được hưởng án treo là quá nhẹ, không đủ sức giáo dục, răn đe. Về lý luận, ai cũng hiểu “án treo” không phải là hình phạt, mà nó chỉ là biện pháp “miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”.

Điều kiện mà pháp luật quy định đó chính là “thời gian thử thách”. Vì vậy, có thể nói hình phạt tù mà toà án án cho bị cáo được hưởng án treo là “tạm thời” chưa bắt bị cáo phải chấp hành mà “treo lên đó”, nếu trong thời gian thử thách mà bị cáo phạm tội mới thì mới bắt bị cáo chấp hành, nếu hết thời gian thử thách mà bị cáo không phạm tội mới nữa thì coi như không bị phạt tù. “

Tôi e rằng với nhóm tội phạm đặc biệt nguy hại cho xã hội là tội mua dâm và môi giới mại dâm trẻ em mà lại cho hưởng án treo, “treo” lên một thời gian rồi coi như không có chuyện gì xảy ra thì chắc là nhiều đàn ông “tình nguyên bị treo” để mua dâm trẻ em lắm! Ý của tôi muốn nhấn mạnh rằng: Nếu một bản án không đủ sức răn đe, không trừng trị thích đáng người có tội thì không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị xâm hại mà còn tạo ra một hiệu ứng tiêu cực trong xã hội; Mục đích ngăn ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm không những không đạt được mà có khi lại “thúc đẩy” nhiểu kẻ “sẵn sàng” phạm tội” - ông Diện nói.

Nhìn nhận ở góc độ tâm sinh lý, ông Diện cho rằng, trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ hơn ai hết. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã quy định rất rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”, báo Dân trí đưa tin. 

>>Nhã Phương liên tục dùng tay che ngực khi xuất hiện cạnh Trường Giang

>Lưu Ly (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang