Kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng có thể gây điếc tai vĩnh viễn

author 20:00 12/09/2016

(VietQ.vn) - Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, nếu sử dụng kháng sinh aminoglycoside để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ đứng trước nguy cơ bị điếc tai.

Ảnh minh họa. 

Theo báo Gia đình Việt Nam, tác dụng phụ là một trong những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc kháng sinh. Một số thuốc có thể gây độc cho tai, làm giảm khả năng nghe, thậm chí dẫn đến điếc vĩnh viễn. Và một trong những loại thuốc liệt vào danh sách có thể làm điếc tai đó là kháng sinh aminoglycoside.

Theo tìm hiểu của các nhà khoa học, Aminoglycoside là loại kháng sinh không thể thiếu trong điều trị viêm màng não, nhiễm khuẩn máu, bệnh đường hô hấp và trẻ sinh non bị bệnh nhiễm trùng.

Theo các nhà khoa học, loại thuốc kháng sinh này có thể gây suy giảm chức năng, tổn thương tế bào, đặc biệt là ốc tai và các tế bào thần kinh thính giác, dẫn tới suy giảm thính lực, điếc tai.

Triệu chứng điển hình của suy giảm thính lực do tác dụng phụ của thuốc là ù một bên hoặc cả hai tai. Có trường hợp không ù tai mà chỉ thấy chóng mặt, mất thăng bằng, nghe kém... Các triệu chứng này có thể xuất hiện tạm thời, không liên tục nên nhiều người lại nghĩ do mệt mỏi hay bị rối loạn tiền đình và cứ thế chịu đựng. Dần dần, biến chứng suy giảm thính lực càng trở nên nặng nề hơn nếu người bệnh không đi khám bác sĩ. Có trường hợp chỉ phát hiện ra khi ngưỡng nghe đã ở mức rất cao và nguy cơ điếc không hồi phục đang cận kề.

Nước súc miệng cai nghiện thuốc lá: Muốn nhanh thì phải từ từ!(VietQ.vn) - Nhiều trang online cam kết cai nghiện thuốc lá sau 3 ngày chỉ bằng nước súc miệng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, kể cả thuốc tốt cũng ít nhất 2 tháng.

Trước ảnh hưởng đó, nhiều nhà nghiên cứu kêu gọi các bác sĩ nên lưu ý kê kháng sinh sao cho hợp lý, để đạt được mục tiêu điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mà không gây tổn hại đến thính giác.

Do đó, theo Sức Khỏe & Đời sống, an toàn khi dùng thuốc là mong ước lớn nhất của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Do vậy, người bệnh không nên tự dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Cần thông báo cho bác sĩ những loại thuốc mình đang dùng và tiền sử bệnh để bác sĩ có hướng điều trị.

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên thính lực, người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Với bệnh nhân cao tuổi, phụ nữ có thai, người bị suy gan thận không được dùng các thuốc có khả năng gây độc cho tai, mà phải thay thế bằng các thuốc khác có cùng tác dụng. Nếu bắt buộc phải dùng, bệnh nhân cần được đo thính lực và theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình dùng thuốc (đặc biệt là các kháng sinh). Trong và sau thời gian dùng thuốc nếu thấy biểu hiện ù tai, nghe kém nên đến ngay bác sĩ kiểm tra để được điều trị kịp thời.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang