Khí CO2- mối hiểm họa cho toàn cầu

author 14:15 28/05/2014

(VietQ.vn) - Nghiên cứu cho thấy, lượng khí CO2 (Carbon dioxide) đang thải ra môi trường ngày càng tăng lên mức báo động gây ra mối hiểm họa lớn cho toàn cầu.

Kỹ sư công nghiệp Rajendra Pachauri, chuyên gia về động cơ diesel, chủ tịch hội đồng Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã ra lời cảnh báo rằng, nếu chúng ta không thay đổi thì tất cả chúng ta đều phải chịu chung số phận. Diện tích đại dương sẽ tăng lên, mọi người sẽ chết đói, bệnh tật lan tràn, bạo lực gia tăng và khủng bố sẽ ngày một gia tăng.

Khí CO2 đang là mối hiểm họa cho toàn cầu

Khí CO2 đang là mối hiểm họa của toàn cầu

Liên Hiệp Quốc nhận thấy rằng sự biến đổi khí hậu là do sự gia tăng lượng khí CO2 (carbon dioxide) trong bầu khí quyển. Nhiều nhà khoa học khác cho rằng bất kỳ sự biến đổi khí hậu nào cũng có sự góp phần của khí CO2 (carbon dioxide). Dù đúng hay sai, thì lượng khí CO2 (carbon dioxide) tồn tại trong bầu khí quyển vẫn đang ngày một tăng lên mức báo động.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mặc dù CO2 (carbon dioxide) là khí thải độc hại, nhưng xét về kinh tế, hóa chất này vẫn có thể biến thành nguyên liệu thân thiện với môi trường trong ngành công nghiệp hóa chất. Trên toàn cầu, lượng khí thải CO2 (carbon dioxide) đã lên đến khoảng 30 tỷ tấn một năm. Riêng ngành công nghiệp hiện nay chiếm khoảng 20 tỷ tấn CO2 (carbon dioxide). Chúng ta hiện đang sản xuất nhiều loại hóa chất cần thiết từ CO2 (carbon dioxide) như thuốc bảo vệ thực vật, nhựa, thuốc trừ sâu, phân bón, salicylic acid, nhiên liệu và các nguyên liệu khác .

Tuy nhiên, việc giảm chi phí các sản phẩm và hóa chất rẻ tiền mới cũng như nhiều mặt hàng sản xuất từ CO2 là điều cần thiết. Chất xúc tác là chất tham gia phản ứng hóa học, nhằm làm tăng hiệu quả phản ứng và ít phụ thuộc vào năng lượng. Cần lưu ý rằng 80% quá trình hóa học hiện nay cần có chất xúc tác. Nhiều chương trình nghiên cứu lớn đã được tiến hành tại Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc và các nơi khác.

Tại Iceland, công ty Carbon tái chế quốc tế đã xây dựng một nhà máy sản xuất methanol từ CO2 (carbon dioxide) sử dụng năng lượng địa nhiệt. Còn BASF, Linde và ThyssenKrupp ở Đức lại sử dụng phương pháp sản xuất xăng tổng hợp từ CO2 và hydrogen. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang sử dụng một cách tiếp cận mới, ứng dụng quá trình sản xuất sử dụng tất cả thán khí từ nhà máy điện thông qua quá trình quang tổng hợp, sử dụng ánh sáng mặt trời, nước và CO2. Kỹ thuật này đã thành công và đang ngày càng phát triển. BASF còn xây dựng một nhà máy sản xuất 10.000 tấn axit succinic mỗi năm, đây là một nguyên liệu có giá trị có nguồn gốc từ carbon dioxide sử dụng vi khuẩn phân lập từ dạ dày bò.

Vì vậy, khoa học đang tiến về phía trước và trong tương lai, chúng ta sẽ loại bỏ hoàn toàn khí CO2 (carbon dioxide) trong không khí để loại bỏ mối đe dọa cho toàn cầu.

Linh Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang