Khi tên lửa hoạt động kém hiệu quả Nga thế bằng vũ khí bí mật đáng sợ này!

author 19:15 16/04/2018

(VietQ.vn) - Pháo tự động GSh-30-1 là vũ khí do Nga chế tạo sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn với phanh thủy lực có khả năng đốt cháy mọi mục tiêu trong tầm ngắm.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Pháo tự động GSh-30-1 do Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula phát triển dưới sự lãnh đạo của V.P. Gryazeva và A. G. Shipunova. Được biết "GSh" là viết tắt họ của nhà thiết kế Vasiliy Gryazev và Arkadiy Georgiyevich Shipunov, "30" là cỡ nòng tính bằng mm, trong khi "1" là số nòng trên mỗi tổ hợp pháo.

Pháo tự động GSh-30-1 được thông qua để gắn trên các máy bay chiến đấu cơ của Nga như MiG-29, MiG-35, Su-27, Su-30, Su-33, Su-27M, Su-37, Su-35, Su-34, Yak-38 và Yak-141 từ những năm 1980. Vũ khí này sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn với phanh thủy lực, làm mát bằng chất lỏng bay hơi và điểm hỏa bằng điện. Cơ chế hoạt động này khác với nhiều loại pháo hàng không cùng thời, khiến GSh-30-1 có tốc độ bắn tương đối chậm, nhưng trọng lượng chỉ ở mức 46 kg, nhẹ hơn nhiều so với mẫu pháo khác.

Pháo tự động trên chiến đấu cơ của Nga. Ảnh: Lao động

Pháo tự động trên chiến đấu cơ của Nga. Ảnh: Lao động 

Pháo được thiết kế với chiều dài 1.978 mm; Cỡ nòng 1.500 mm; Chiều rộng 156 mm; Chiều cao 185 mm. Pháo được thiết kế với chiều dài 1.978 mm; Cỡ nòng 1.500 mm; Chiều rộng 156 mm; Chiều cao 185 mm. 

Cơ chế hoạt động của pháo tự động này là sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn với phanh thủy lực, làm mát bằng chất lỏng bay hơi và điểm hỏa bằng điện. Theo đó, một khối lượng 700 cm3 chất lỏng sẽ được đổ vào một ống bao quanh nòng súng, khi bắn chất lỏng sẽ nóng lên và bốc hơi lấy đi nhiệt của súng sau đó lượng hơi này sẽ đi qua một ống xoắn mà tại đó nó sẽ tỏa nhiệt và trở lại thành chất lỏng tạo ra một vòng tuần hoàn trong hệ thống tản nhiệt. 

Việc kích hỏa đạn được thực hiện bởi một nguồn điện 27 V, việc nạp đạn tự động được thực hiện bởi năng lượng đẩy nòng của đạn khi bắn. Nếu đạn không nổ thì một tùy chọn sẽ được kích hoạt một kim điểm hỏa đốt điện cực nóng sẽ được phóng hàn đâm xuyên qua vỏ đạn mà tại đó nó sẽ cháy với nhiệt độ cao đốt cháy tất cả thuốc súng bên trong buộc nó phải nổ để tiếp tục loạt đạn giúp súng có độ tin cậy cao.

Vũ khí ‘lô cốt di động’ đáng sợ nhất của Mỹ tại chiến trường Syria(VietQ.vn) - Với khả năng cơ động cao, bọc giáp tốt, xe bọc thép Cougar HE là vũ khí được Mỹ tung hàng loạt vào chiến trường Syria.

Khi nòng súng hấp thụ lực giật và lùi lại nó sẽ truyền động lực cho thoi nạp đạn để bắt đầu chu kỳ nạp đạn đồng thời tác động vào xi lanh phanh thủy lực hấp thụ lực giật và lò xo đẩy nòng súng trở về chỗ cũ. Trong quá trình các bộ phận di chuyển này súng cũng tự tạo ra một lượng điện thông qua một bộ phận chuyển đổi chuyển động cơ học để bổ sung năng lượng cho các lần bắn tiếp theo và tiết kiệm năng lượng chính cho máy bay.

Súng có thể dùng nhiều loại đạn từ bình thường, nổ, xuyên giáp, phát sáng... Hệ thống làm mát giúp súng có thể sử dụng các loại đạn nổ mà không sợ phát nổ trong súng do quá nóng. Tốc độ bắn của súng tự động này là 1500-1800 viên/phút nhưng nòng súng có thời gian sử dụng khá ngắn với tối thiểu khoảng 2000 viên trước khi bị mòn hoàn toàn. Tầm bắn hiệu quả của súng với mục tiêu trên không là từ 200 - 800 m tùy loại mục tiêu còn dưới mặt đất là 1200–1800 m.

Tuy vậy, nòng pháo có tuổi thọ khá ngắn và thường bị mòn chỉ sau 2.000 phát đạn. Pháo có tầm bắn hiệu quả khoảng 800 m với mục tiêu trên không và tối đa 1.800 m khi tấn công mục tiêu mặt đất. Khi kết hợp với tổ hợp đo xa laser và bám bắt hồng ngoại trên tiêm kích, loại pháo này có độ chính xác rất cao. Cỡ đạn 30x165 mm cho phép nó bắn hạ máy bay đối phương chỉ bằng 3-5 phát đạn trúng đích.

Ngoài ra, nhà thiết kế trang bị cơ cấu điểm hỏa đặc biệt để đối phó với tình huống đạn không nổ. Trong trường hợp đó, một kim điểm hỏa đốt điện cực nóng sẽ được phóng xuyên qua vỏ đạn, đốt cháy toàn bộ thuốc súng bên trong, đẩy đầu đạn rời nòng và tiếp tục hoạt động bình thường của khẩu pháo. Tính năng này khiến cho pháo tự động GSh-30-1 rất khó bị kẹt đạn, tăng độ tin cậy trong các tình huống chiến đấu.

Được biết, ngoài bom và tên lửa, các chiến đấu cơ Nga còn được trang bị nhiều loại pháo uy lực có vai trò quan trọng trong những tình huống cận chiến, khi tên lửa trở nên kém hiệu quả hoặc có thể gây nguy hiểm cho phi cơ. Và một trong những vũ khí uy lực này không thể kể tới sự có mặt của pháo tự động GSh-30-1. 

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang