Khoa học phát hiện 'kẻ hút máu' khủng long

author 06:19 18/12/2017

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học mới đây phát hiện loài vật hút máu khủng long còn nguyên vẹn trong "nấm mồ" hổ phách 99 triệu năm tuổi.

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện một con rệp kí sinh trên lông "khủng long" có niên đại 99 triệu năm tuổi. Đây bằng chứng đầu tiên cho thấy những con côn trùng nhỏ chính là “những kẻ hút máu” khủng long.

Bị chôn vùi vĩnh viễn trong một viên đá quý, "bữa tối cuối cùng của những kẻ hút máu" được chú ý bởi hiếm khi người ta tìm thấy hóa thạch với một loại kí sinh trùng còn bám trên vật chủ của nó. Phát hiện này được công bố hôm 12/12 là bằng chứng giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn cơ chế dinh dưỡng tiền sử của một trong những loài gây hại phổ biến nhất hiện nay.

Ryan C. McKellar, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Royal Saskatchewan, Canada cho biết: "Nghiên cứu này là bằng chứng hấp dẫn nhất từ trước đến nay về những con rệp cộng sinh trên thú có lông kỷ Phấn Trắng. Điều đó cũng cho thấy một số ít mẫu hổ phách các chuyên gia thu thập chứa đựng nhiều chi tiết".

David Grimaldi, nhà côn trùng học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ và tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications, đã kiểm tra bộ sưu tập hổ phách từ bắc Myanmar khi ông và các đồng nghiệp phát hiện con vật tám chân này.

Loài vật cổ đại này rất phàm ăn và thường hút máu vật chủ mà chúng sống ký sinh. Ảnh: Dailymail

Sau khi kiểm tra thêm, ông và các đồng nghiệp kết luận con vật trên là một nhộng rệp, kích thước tương đương với một con rệp kí sinh trên hươu. Tiến sĩ Grimaldi gọi chúng là "ký sinh trùng nano" và vật chủ của nó có khả năng là một loài khủng long chưa trưởng thành, chỉ lớn hơn chim ruồi. Các ký sinh trùng thường là “bạn cùng phòng không mong muốn” sống trong tổ của khủng long và hút máu chúng.

Khối hổ phách được xác định có niên đại vào giữa kỷ Phấn trắng, cách đây 99 triệu năm giúp các nhà khoa học loại trừ khả năng chiếc lông thuộc về một loài chim hiện đại.

Hổ phách cũng giúp lưu lại một phần môi trường hệ sinh thái cổ đại, giúp các nhà khoa học xem xét tương tác giữa hai loài.

Phát hiện cũng hé lộ cách một số loại bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền giữa những loài khủng long có lông. Loài nhộng rệp ngày nay là vật truyền bệnh phổ biến cho động vật có vú, chim và bò sát.

Có thể cách đây hàng triệu năm, loài nhộng rệp cũng mang vi khuẩn gây bệnh qua lại giữa các vật chủ mà trong trường hợp này là khủng long.

Lê Cao (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang