'Khóc thét' trước uy lực khủng khiếp của vũ khí hủy diệt bị lên án

author 22:00 16/10/2017

(VietQ.vn) - Đây được coi là loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp. Hiện nay các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới đang vận động cho việc cấm sử dụng loại vũ khí này.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

CBU-105 còn có tên gọi khác là CBU-97 Sensor Fuzed Weapon (vũ khí kích hoạt cảm biến), do công ty Textron Defense Systems (TDS) của Mỹ sản xuất. Nó thuộc loại bom chùm thả rơi tự do, nặng khoảng 420 kg, dài 92 inch (234 cm), đường kính 15,6 inch (40 cm), được kết cấu theo dạng bom mẹ - bom con.

Nó mang theo 10 ống đạn phụ BLU-108/B, mỗi ống đạn này chứa 4 đầu đạn kích hoạt cảm biến (được gọi là Skeet). Khi tấn công, loại bom chùm nguy hiểm này có thể quét một diện tích khoảng 460 x 150 m với sự hỗ trợ của các cảm biến laser, hồng ngoại.

Khi CBU-105 tiếp cận điểm mục tiêu đã chỉ định của nó, vỏ bom tự động tách ra, 10 ống đạn BLU-108/B cũng được tách ra, thả theo các đầu đạn Skeet. Đầu đạn Skeet chuyển động theo hình nón, cho phép nó quét một vùng tròn rộng lớn trên mặt đất. Cảm biến laser sẽ phát hiện những thay đổi về chiều cao địa hình, ví dụ như chiều cao của một chiếc xe tăng.

Trong trường hợp không phát hiện ra mục tiêu, đầu đạn sẽ tự hủy ở độ cao 15m. Thiết kế của CBU-105 chủ yếu là để tiêu diệt các mục tiêu thông thường và phương tiện cơ giới hạng nhẹ. Khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU-105 bị kích nổ là hoàn toàn không có.

Bom chùm CBU-105

Đồng thời, cảm biến hồng ngoại sẽ phát hiện các dấu hiệu nhiệt, chẳng hạn như nhiệt từ các động cơ phát ra. Khi phát hiện được sự kết hợp của các chiều cao và các dấu hiệu nhiệt của một mục tiêu, Skeet phát nổ và phóng đầu đạn xuyên phá EFP tới mục tiêu và tiêu diệt nó.

Thiết kế của CBU-105 chủ yếu là để tiêu diệt các mục tiêu tăng – thiết giáp và các công trình phòng không. Khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU-105 bị kích nổ là hoàn toàn không có.

Trong biên chế không quân Mỹ, CBU-105 được trang bị trên máy bay ném bom chiến thuật từ độ cao 60-6.100 m, gồm B-52, B-1, B-2, A-10 và F-15, F-16.

Hiện tại, các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới coi việc sử dụng bom chùm trong chiến tranh là hành động phi nhân tính và đang vận động cho việc cấm sử dụng loại vũ khí này. Tháng 5/2008, Một hiệp định quốc tế về việc cấm sử dụng bom chùm trong chiến tranh đã được thành lập.

Như hiện tại chỉ có 11 nước tham gia vào hiệp định này. Những cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Saudi Arabia và Israel đã từ chối tham gia. Và để tránh sự lên án của các tổ chức nhân quyền quốc tế về việc sử dụng bom chùm, Mỹ hiện đang cân nhắc loại bỏ loại vũ khí này dù chưa tham gia vào hiệp ước không sử dụng bom chùm.

Lê Cao (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang