Trở thành những tỷ phú trẻ tuổi nhờ phong trào nuôi lợn rừng

author 06:42 05/09/2016

(VietQ.vn) - Khởi nghiệp nông thôn - kinh doanh gì có lãi là câu hỏi của rất nhiều người. Đã có rất nhiều trường hợp thành công với mô hình nuôi heo rừng.

Sự kiện: Làm giàu

Anh Nguyễn Quốc Thịnh (31 tuổi, ở xã Diên Xuân, H.Diên Khánh, Khánh Hòa) khởi nghiệp chỉ với 1 triệu đồng đủ mua 2 con lợn rừng và xây dựng chuồng. Tuy nhiên sau một thời gian cần mẫn học hỏi và chăm sóc, hiện anh đang sở hữu một trang trại bề thế thu lợi nhuận cao.

Làm giàu: 'Nhà cao cửa rộng' nhờ chăn nuôi bò thịt(VietQ.vn) - Nhiều hộ gia đình thoát nghèo, thậm chí làm giàu nhờ chăn nuôi bò thịt. Bên cạnh đó, mô hình chăn nuôi này đã được nhiều địa phương áp dụng thành công.

Năm 2006, anh Thịnh sử dụng lô đất vườn đồi cha mẹ để lại để tự canh tác, dựng trang trại. Tuy nhiên số vốn lúc đó anh có chỉ vỏn vẹn.. 1 triệu đồng. Trong 1 triệu đồng đó, 400.000 đồng anh để làm một chuồng nhỏ bằng ván gỗ nuôi heo, cùng một “sân chơi” rộng khoảng 500 m2 với hàng rào thép bao quanh để đáp ứng đặc tính “chạy rông” của heo rừng. Số tiền còn lại anh lên huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mua được cặp heo rừng lai của một gia đình người dân tộc Raglai. Thức ăn cho heo được anh tận dụng chuối cây, rau khoai có sẵn trong vườn để tiết kiệm.

 Khởi nghiệp với mô hình heo rừng lai đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh VTC

“Thời gian đầu khởi nghiệp trang trại chỉ có mỗi 2 chú heo, trông cũng lèo tèo. Nhưng mình không nản, quyết tâm nuôi heo sinh sản, rồi dần dần gây dựng thành đàn. Không lâu sau, mình phát triển đàn heo, trung bình mỗi năm xuất bán được 40 con heo rừng lai, cho thu nhập khá”, anh Thịnh trả lời báo Tuổi trẻ.

Trường hợp khác, câu chuyện về chàng cử nhân ngành Chăn nuôi đi làm thêm để kiếm tiền mua heo rừng làm kinh tế khiến rất nhiều người cảm phục. Đó là anh Đoàn Phan Dinh (24 tuổi) ở ấp An Hòa, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp). Những năm đại học, anh Dinh làm thêm cật lực để dành tiền lên Đồng Nai khởi nghiệp mua heo giống, rồi lại mua heo và kinh doanh quán cà phê. Tuy nhiên tất cả đều lụi bại. Sau đó, chàng cử nhân quyết tâm tìm hiểu, anh vay 30 triệu để tiếp tục gây dựng lại đàn heo rừng sau hai lần thất bại. Hiện, việc kinh doanh ngày càng phát triển. Đàn heo của anh Dinh giờ đã tăng lên khoảng 400 con, trong đó có 50 con heo nái. Mỗi tháng anh Đoàn Phan Dinh bán khoảng 250 heo giống, thịt, nái bầu. Ngoài ra, còn hợp tác chăn nuôi với các hộ khác để cung ứng khoảng từ 150 – 200 con/tháng. Tổng giá trị đàn heo của trang trại anh Dinh lên đến hơn một tỷ đồng. Mỗi tháng anh Dinh “bỏ túi” khoảng 50 triệu đồng.

Trang trại heo rừng của chàng cử nhân Đoàn Phan Dinh. Ảnh Dân trí

Đỗ Mạnh Hùng - chàng thanh niên sinh năm 1991 lại dám từ bỏ công việc lương cao tại một công ty viễn thông lớn để về quê mở trang trại chăn nuôi lợn rừng Thái Lan trong sự phản đối quyết liệt từ nhiều người. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng và năng lực anh đã chứng minh lựa chọn của mình là đúng khi khởi nghiệp xây dựng được cơ ngơi hàng chục tỷ đồng.

Đỗ Mạnh Hùng cho lợn ăn - ảnh Phương Chi  

Khởi nghiệp với số vốn khá "khủng" là 300 triệu, anh xây dựng chuồng trại theo mô hình chăn nuôi tổng hợp nhưng "trong một trận bão, số tiền đầu tư 300 triệu cùng cơ ngơi non trẻ đã bị thổi bay” – Hùng chia sẻ với báo Một thế giới.

Thấy giống lợn rừng Thái Lan kinh tế cao, anh quyết tâm đầu tư nghiên cứu. Trời không phụ lòng người, sau một thời gian cần mẫn, cho đến nay, trang trại của Hùng đã có hơn 300 con lợn rừng (gồm lợn thương phẩm, lợn con và 50 con lợn rừng bố mẹ). Hùng là người đầu tiên xây dựng mô hình nuôi lợn rừng Thái lớn nhất tỉnh. Hiện nay, chàng trai này sở hữu 54 con lợn giống và nhân giống thành công khoảng 300 – 400 lợn con mỗi lứa. Mỗi tháng bán khoảng 40-50 con, nên riêng doanh thu từ lợn rừng đã giúp Hùng thu về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Kỹ thuật nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao

Tại tỉnh Khánh Hòa vài năm gần đây đã có trên 20 hộ dân nuôi thử nghiệm heo rừng. Trong số đó có mô hình nuôi thử nghiệm của hội làm vườn (thành viên của LHCHKHKT tỉnh) ở Vạn Ninh và Nha Trang được nuôi dưới tán rừng, dưới tán vườn cây ăn quả điểm lợi thế của nuôi heo rừng lai là kỹ thuật nuôi đơn giản, hiệu quả kinh tế cao (thông tin từ trang Chăn nuôi Việt Nam)

1. Chuồng nuôi

Chuồng trại nuôi heo rừng rất đơn giản, nên chọn chỗ cao và thoát nước tốt. Chỗ nuôi nên có nguồn nước sạch, vừa cung cấp đủ nước cho heo uống vừa duy trì hệ thực vật và giữ độ ẩm cho heo. Nên làm chuồng trại xa khu dân cư và đường sá, bởi heo rừng luôn cảnh giác và hay bỏ chạy mỗi khi nghe âm thanh lạ. Theo các hộ dân, để làm chuồng nuôi heo rừng cần lưới thép B40 cao khoảng 1,5m trở lên quây xung quanh khu vực nuôi dưới tán cây rừng hoặc tán cây vườn nhà. Cần làm nhà lán tránh mưa, một số ô chuồng nhỏ (tùy theo quy mô nuôi). Theo ông Hoàng Tám, chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Khánh Hòa chia sẻ với Chăn nuôi Việt Nam: tùy điều kiện đất đai, vốn liếng, quy mô và mục đích nuôi heo sinh sản hoặc cung cấp thịt, có thể bố trí và xây dựng chuồng trại khác nhau nhưng nhìn chung phải đảm bảo yếu tố rộng, thoáng.

2. Thức ăn

Heo rừng là loại động vật hoang dã mới được thuần hóa nên sức đề kháng cao, ít bệnh tật. Ông Lê Dương (Suối Tân, Cam Lâm) và ông Phạm Minh Thông (Ninh Sơn, Ninh Hòa) cho biết: “mỗi ngày hai bữa, chúng tôi trộn cám gạo, bắp với rau lang, rau muống cho heo ăn tươi sống. Ngoài ra, bổ sung cỏ voi và chuối cây cho heo “lai rai” cây ngày”.

Khẩu phần cho heo rừng ăn thường gồm 90% là rau, củ, quả các loại; 7% là cám, gạo, ngũ cốc hèm, bã đậ; 3% là thức ăn tinh đạm. Mỗi ngày cho chúng ăn 3 lần, mỗi con heo trưởng thành một ngày ăn hết 2 – 3 kg thức ăn. Thức ăn cho heo rừng chủ yếu là thực vật, không nên cho nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng như nuôi heo nhà vì sẽ làm phẩm chất thịt của heo rừng biến đổi và có khi gây ra tiêu chảy cho nó. Heo rừng ăn thức ăn tươi xanh, ít uống nước nhưng phải đủ nước cho nó tắm và uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn sạch các thứ chúng ăn thừa trong máng.

3. Quy trình nuôi heo rừng

Heo rừng là giống heo hoang dã đang được thuần hóa. Heo rừng có hai nhóm giống: nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn. Heo rừng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính và khỏe, gốc chân lông có 3 ngọn, lông mọc theo sống lưng và cổ dày. Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa từ 8 – 12 con. Heo sơ sinh có trọng lượng 0,5 – 0,9kg/con.

Mới sinh ra có bộ lông sọc dưa, sau 3 tháng tuổi các vệt sọc dưa mất dần. Heo rừng 7 – 8 tháng tuổi có thể trọng 30 – 50kg. Thời gian mang thai của heo rừng cũng như heo nhà, khoảng 114 – 115 ngày.

Giai đoạn 1 nuôi nhốt tập trung để lấy tăng trưởng đạt tỷ trọng cân nặng mong muốn

Gai đoạn 2 nuôi theo kiểu thả rông (mục đích cho heo vận động nhiều để tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc) trong những khu vực có cây xanh và rào chắn xung quanh. Đối với heo rừng nuôi sinh sản thì chỉ nuôi nhốt, tuyệt đối không nuôi thả rông. Heo cái nuôi nhốt tập trung, heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một chuồng rộng 8 – 10m2.

Chúc các bạn thành công !

Hoàng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang