Khởi nghiệp sẽ càng khó khăn hơn nếu làm một mình

author 21:57 19/11/2016

(VietQ.vn) - Khởi nghiệp doanh nghiệp có nhiều khó khăn nhưng Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ sẽ song hành cùng dự án.

Ngày 19/11, tại Hà Nội, tọa đàm “Kinh nghiệm khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ” do Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ (NTBIC) – Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Ông Trần Vũ Tuấn Phan - Giám đốc Trung tâm NTBIC phát biểu tại tọa đàm về vấn đề khởi nghiệp hiện nay. Ảnh Đức Mậu 

Xu hướng "Khởi nghiệp" cũng đang được rất nhiều bạn trẻ tham gia và thử thách bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 10% thành công trong khởi nghiệp. Có rất nhiều lý do cho sự thất bại như vốn, sản phẩm, thị trường, công nghệ, cạnh tranh ...

Một ý tưởng hay chưa chắc đã khởi nghiệp thành công. Một ý tưởng không mới vẫn có thể thành hiện thực. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một dự án, trong đó có ý tưởng.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Vũ Tuấn Phan - Giám đốc Trung tâm NTBIC cho biết, Trung tâm NTBIC với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng hỗ trợ các bạn trẻ có đam mê và ý tưởng khởi nghiệp. Trung tâm sẽ tổ chức các sự kiện nhằm ươm tạo khởi nghiệp cho các mô hình khởi nghiệp. Có rất nhiều nghiên cứu cụ thể về khởi nghiệp, việc nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm để sản xuất là vấn đề có nhiều rủi ro. Có thống kê có tới 80% các nghiên cức không thể chuyển hóa thành sản phẩm thương mại được”.

Ở lĩnh vực công nghệ cao thì tỷ lệ đó càng cao, vấn đề này không chỉ có ở Việt Nam, mà xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu đó không chuyển hóa trực tiếp thành sản phẩm mà đó chính là nền tảng để của nghiên cứu khác để chuyển hóa thành sản phẩm. Trung tâm mong muốn giảm bớt tỷ lệ không thành công trong khởi nghiệp, trở thành đơn vị kết nối và hỗ trợ để tỷ lệ nghiên cứu khởi nghiệp thành công nhiều hơn, ra ngoài thị trường nhiều hơn.

Cùng với đó là kết nối các nguồn cung công nghệ quốc tế với Việt Nam để hữu ích hơn và có sức cạnh tranh cao hơn. Ngoài ra, Trung tâm còn có các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhà nghiên cứu dành toàn thời gian cho nghiên cứu, còn công việc khác, khó khăn khác tìm tới các đối tác khác. Cùng nhau chia sẻ ý tưởng, cùng nhau đi cùng con đường sẽ thành công dễ dàng hơn và vui hơn.

 TS Dương Ngọc Tú - Chủ nhiệm CLB tiến sĩ trẻ khối các cơ quan Trung ương chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh Đức Mậu

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, anh Nguyễn Văn Mạnh – Chủ doanh nghiệp trồng nấm tại Đan Phượng, Hà Nội cho biết: “Khi tôi còn học cấp 3, tôi đã ấp ủ, tìm hiểu, nghiên cứu khởi nghiệp, đặc biệt là trồng nấm. Sau khi học xong đại học, tôi không đi tìm việc, mà tôi quay về nhà để trồng nấm. Có rất nhiều khó khăn trong khởi nghiệp, trong đó phải kể đến nghiên cứu khoa học công nghệ, so với các nước xung quanh thì công nghệ trồng nấm của Việt Nam vẫn chưa phát triển”.

Anh Mạnh chia sẻ, với số vốn ban đầu nhỏ nên diện tích trồng nấm của anh chỉ khoảng 200m2 và có thuê 2 nhân công. Ban đầu cũng chỉ hòa vốn, nhưng nhiều lúc cơ sở trồng nấm của anh bị thất bại hoàn toàn. Vừa không quay được vòng vốn, vừa không có tiền để trả cho nhân công làm, rồi trả lãi ... Không còn tiền để mua nguyên liệu để trồng.

Anh Mạnh cũng cho biết, qua tìm hiểu thị trường, giá cả cạnh tranh nấm của Việt Nam với Trung Quốc là rất khó, bởi công nghệ của Trung Quốc rất tốt. Nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc lại không được đề cao. Khó khăn lớn nhất với anh khi khởi nghiệp để phát triển thành doanh nghiệp trước hết ở vốn, tiếp đó là nguồn nguyên liệu và đáp ứng thị trường. Sản phẩm phải có sự khác biệt so với thị trường mới có cơ hội nhiều hơn để phát triển.

Khởi nghiệp bình thường đã khó, trong lĩnh vực nông nghiệp, khởi nghiệp lại càng khó khăn hơn, để có được đất để trồng trọt, làm cơ sở để trồng nấm là hết sức khó, vì nếu không được cấp đất nhiều năm thì doanh nghiệp không dám đầu tư cho cơ sở vật chất. Anh Mạnh cho biết thêm.

Buổi tọa đàm đã chia sẻ những thành công, bước đi của một số doanh nghiệp khởi nghiệp khác ở một số lĩnh vực như y học, công nghệ thông tin …

Đức Mậu

Các startup Việt có nhiều cơ hội khởi nghiệp hơn cả ở Mỹ, Nhật Bản(VietQ.vn) - Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam còn mới, nên các startup Việt sẽ có nhiều cơ hội hơn là so với các nước có môi trường ổn định như Mỹ, Nhật Bản.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang