Khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng từ hoạt động truy xuất nguồn gốc

author 10:42 20/08/2020

(VietQ.vn) - Truy xuất nguồn gốc là "chìa khóa" khởi tạo lại niềm tin cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.

Trong bối cảnh khách hàng ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc là "chìa khóa" khởi tạo lại niềm tin cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, truy xuất nguồn gốc còn giúp hàng hóa Việt Nam có được tấm “giấy thông hành” xuất khẩu ra thế giới. Tại Việt Nam truy xuất nguồn gốc là hoạt động còn khá mới, đem đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp.

Truy xuất nguồn gốc là "chìa khóa" khởi tạo lại niềm tin cho người tiêu dùng. Ảnh minh họa. 

Trao đổi về vấn đề trên, ông Lê Đại Dương – Giám đốc Công ty  TNHH VN Trade cho biết, truy xuất nguồn gốc chuẩn phải đảm bảo các yếu tố như sau: Thứ nhất là chuỗi liên kết giá trị sản phẩm. Khi truy xuất nguồn gốc có nghĩa chúng ta truy được sản phẩm đó có quá trình hình thành như thế nào, quá trình luân chuyển ra sao. Khi truy xuất chúng ta phải thấy được toàn bộ chuỗi quá trình mà tất cả các đơn vị tham gia vào việc tạo ra sản phẩm; Thứ hai, thông tin của sản phẩm khi truy xuất phải thể hiện giống như đã công bố lưu hành.

Thứ ba cần có sự kiểm tra, giám sát của bên thứ ba trong toàn bộ chuỗi quá trình tạo ra sản phẩm đó bao gồm những gì. Ví dụ như các giấy tờ kiểm định, kiểm nghiệm, các giấy chứng nhận về chất lượng, các loại giấy đánh giá. Đó là tất cả hồ sơ của bên thứ ba và cũng là một phần trong chuỗi liên kết đó.

Thứ tư cần phải có nhật ký điện tử về toàn bộ quá trình hình thành ra sản phẩm. Đây là một tài liệu quan trọng để chứng minh toàn bộ quá trình tạo ra cũng như luân chuyển sản phẩm (ví dụ thông tin trồng loại giống gì, trồng ở đâu, sử dụng loại phân gì, quá trình sơ chế biến ra sao) có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, trong quá trình vận chuyển hàng hóa được bảo quản ra sao, có ảnh hưởng tới chất lượng hay không. Trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng có bị biến đổi về chất lượng hay không. Nếu trong quá trình trên chất lượng sản phẩm bị biến đổi thì chúng ta có thể thông qua truy xuất nguồn gốc để xác định chính xác vấn đề nằm ở đâu để có thể quy trách nhiệm. Khi quy được trách nhiệm sẽ nâng cao ý thức của toàn bộ những người tham gia chuỗi đó.

Ông Dương cũng phân tích thâm, cần nói thêm rằng, người nông dân trình độ sử dụng công nghệ chưa cao nếu công nghệ truy xuất nguồn gốc quá phức tạp thì không thể áp dụng được. Do đó, chúng ta phải làm cách nào để ngay cả những người nông dân bình thường, chỉ cần biết sử dụng điện thoại thông minh là sử dụng được để truy xuất nguồn gốc, tham gia được chuỗi giá trị truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của giới chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành hàng cụ thể. Một vấn đề khác gây nhức nhối trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc hiện tại là tính trung thực của dữ liệu vẫn chưa được đảm bảo toàn diện trong quá trình vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Việc ứng dụng các thành quả cách mạng 4.0 vào vấn đề truy xuất nguồn gốc nói riêng và mọi mặt của đời sống nói chung sẽ trở thành xu thế của thời đại. Vì vậy, cần có cơ chế khuyến khích các công ty công nghệ áp dụng các tiêu chí kỹ thuật của các nước nhập khẩu như áp dụng Blockchain, IoT, GS1-EPCIS,... cho hàng xuất khẩu để tạo lợi thế cho hàng Việt Nam. Đồng thời, cần tập trung hình thành hệ thống thông tin - cơ sở dữ liệu áp dụng công nghệ 4.0 để chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và nhà sản xuất về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm...

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Câu chuyện của người tiêu dùng thông minh(VietQ.vn) - Một chiếc điện thoại thông minh có phần mềm quét mã và bằng một số thao tác, người tiêu dùng có thể nhận diện được "đường đi" của nông sản. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang trở thành giải pháp ưu việt nhất hiện nay để giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang