Không cần dò hỏi hay tra khảo, FBI phát hiện nói dối như thế nào?

author 15:33 01/03/2017

(VietQ.vn) - Phát hiện nói dối là một nghệ thuật được sử dụng bởi cảnh sát và các nhà điều tra. Kỹ thuật này tồn tại bởi lời nói của con người thường phản bội lại họ.

Sự kiện: Kỹ năng sống

Nhìn vào đôi mắt là một kỹ năng giúp nhận diện được người nói dối. Tuy nhiên chỉ áp dụng với những người thuận tay phải, với những người thuận tay trái thì chúng ta cần đổi ngược lại. Cách này có độ chính xác là tương đối, theo báo Sức khỏe Đời sống.

Liếc lên bên trái: xây dựng hình ảnh. Biểu thị rằng người này đang tưởng tượng ra hình ảnh trực quan nào đó trong đầu.

Liếc lên bên phải: hồi tưởng hình ảnh. Chỉ ra rằng người này đang nhớ lại một hình ảnh nào đó họ đã thấy trong quá khứ.

Nhìn sang trái: xây dựng âm thanh. Người này đang tưởng tượng hoặc tao ra âm thanh trong đầu.

Nhìn sang phải: hồi tưởng âm thanh. Cho thấy người này đang cố nhớ lại một âm thanh nào đó.

Liếc xuống bên trái: hồi tưởng của xúc giác. Chỉ ra rằng người này đang nhớ lại một mùi vị hay cảm giác nào đó... tất cả những thứ liên quan đến xúc giác.

Liếc xuống bên phải: độc thoại nội tâm. Cho thấy rằng người này đang suy nghĩ rất nhiều về một chuyện gì đó hay có những mẩu đối thoại với chính bản thân mình trong đầu.

- Việc quan sát chuyển động mắt của người đối diện giúp bạn hiểu rõ hơn về đối phương. Chẳng hạn như khi đang nói chuyện, bạn để ý thấy người kia liếc xuống bên phải, bạn đoán ngay được rằng họ đang độc thoại nội tâm và có thể hỏi xem họ đang nghĩ gì trong đầu. Hoặc khi bạn thấy ai đó liếc nhìn lên bên trái hay bên phải, bạn có thể hỏi xem họ đang cố nhớ chuyện gì đó.

- Phát hiện nói dối: Nếu bạn hỏi một ai đó xem họ đã làm gì vào tối qua, và sau đó quan sát thấy họ nhìn qua bên trái, bạn có thể đoán rằng họ đang cố để bịa ra câu trả lời chứ không phải đưa ra câu trả lời thật sự. Hay nói cách khác bạn có thể kết luận rằng người kia đang nói dối đấy!

- Ngụy tạo suy nghĩ. Khi đã biết được nguyên tắc hoạt động của đôi mắt, bạn có thể luyện tập điều khiển chúng để cho người khác khó có thể nắm bắt được suy nghĩ của bạn. Đã bao giờ bạn phát hiện được lời nói dối bằng cách nhìn vào mắt người khác chưa?

Xác đinh lời nói dối từ phân tích lời nói là một nghệ thuật được sử dụng bởi cảnh sát và các nhà điều tra. Theo báo Tamlyhoctoipham.com dịch, Phân tích lời nói là quá trình phân tích những ngôn từ của một người để xác định xem vấn đề được trình bày là thực sự hay giả dối. Lý do để kỹ thuật này tồn tại đó là những lời nói của con người thường phản bội lại họ. Luôn có một vài cách để bạn diễn đạt một lời nói. Mọi người sẽ luôn sử dụng kiểu nói dựa vào kiến thức của họ. Vì thế, ngôn từ của họ có thể bao gồm thông tin họ không có ý định chia sẻ. Gần như không thể đưa ra một chuỗi lời nói dài mà không bộc lộ đó là một lời nói dối.

Bằng việc sử dụng các kỹ thuật phân tích lời nói, bạn có thể xác định những gì mọi người đang nói với bạn. Điều này cho phép bạn thu thập được những thông tin phụ mà đôi khi không được nhận ra. Những kỹ thuật này cũng cho bạn biết liệu một người đang nói thật hay nói dối.

Từ lạ: “Thực ra”

Phát hiện nói dối sử dụng Phân tích ngôn từ

Tác giả Mark McClish

Khi phân tích một lời nói, có một vài từ lạ mà có thể cung cấp cho bạn những thông tin phụ thêm và cho thấy chủ thể đang đánh lừa bạn. Một số từ lạ được xác định dựa vào lý thuyết, trong khi đó một số từ khác lại được đúc kết từ những quan sát thực tế của người nghiên cứu.

Khi người phỏng vấn không đưa ra điều gì mà chủ thể sử dụng từ “thực ra”, chúng ta có thể nghi ngờ về một thông tin chưa được tiết lộ. Một lần tôi đã hỏi một người bạn câu hỏi sau:

Câu hỏi: “Bạn đã làm gì cuối tuần vừa rồi?”

Trả lời: “Thực ra, tôi đến một bữa tiệc sinh nhật.”

Bằng việc sử dụng từ “thực ra,” bạn tôi đang so sánh đi sinh nhật và đi đến một nơi nào đó khác. Vì tôi không hề gợi ý điều gì mà cô ấy đã làm, điều này có nghĩa là cô ấy đang nghĩ về một điều gì khác mà cô ấy muốn hoặc cô ấy đã làm. Khi nghe thấy từ “thực ra,” tôi đã hỏi cô ấy điều mà cô ấy đã muốn làm. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy muốn đi mua sắm nhưng chợt nhớ có bữa tiệc sinh nhật phải tham dự. Bởi vì cô ấy đang nghĩ về việc đi mua sắm, đó là lý do vì sao cô ấy sử dụng từ “thực ra” một cách vô thức.

Trong phân tích ngôn từ, câu ngắn nhất là câu tốt nhất. Từ ngữ phụ thêm cho chúng ta thông tin thêm. “Tôi đến một bữa tiệc sinh nhật” là một câu trả lời tốt. “Thực ra, tôi đến một bữa tiệc sinh nhật” cho thấy còn một điều gì đó nữa. Nếu một kẻ bị nghi ngờ trong một vụ trộm sử dụng từ “thực ra” trong chứng cứ ngoại phạm của hắn, cảnh sát nên điều tra hắn kỹ hơn.

Chú ý: Bài này mình dịch từ tiếng Anh, từ “Actually” có thể dịch là “thực ra”, “thực sự”. Các bạn có thể áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu những từ “lạ” trong tiếng Việt.

Từ lạ: “Không bao giờ”

Phát hiện nói dối sử dụng phân tích ngôn từ

Tác giả Mark McClish

Từ “không bao giờ” thường được sử dụng bởi những người nói dối khi từ chối. Điều này là bởi vì con người ta thường không thích nói dối. Vì thế, họ sẽ chọn dạng thức đánh lừa dễ nhất. Sử dụng từ “không bao giờ” dễ hơn trong việc nói dối vì nó trái nghĩa trực tiếp với “Tôi không làm việc đó.” Ví dụ, nếu một người bị hỏi anh ta có lấy tiền không, anh ta có thể nói, “Tôi không bao giờ làm vậy.” Ngoài việc nhận nhận ra sự sử dụng từ “không bao giờ,” chúng ta còn thấy người này không phủ nhận hành động. Anh ta không nói rằng anh ta không lấy tiền. Anh ta chỉ chỉ ra một điều gì đó mà anh ta sẽ không làm.

Từ “không bao giờ” có nghĩa là “không từng làm.” Nếu một người được hỏi liệu anh ta đã bao giờ trốn thuế chưa, Có lẽ anh ta sẽ trả lời như sau, “Tôi chưa bao giờ lậu thuế.” Việc sử dụng từ “chưa bao giờ” có lẽ đúng vì anh ta được hỏi “đã từng chưa”. Anh ta trả lời là “chưa từng” lậu thuế.

Từ “chưa bao giờ” không có nghĩa là “không.” Vì thế, bạn không thể thay thế từ “chưa bao giờ” với từ “không”, đó là một điều gì đó mang tính lập lờ mà những người nói dối hay thích dùng. Xem xét câu hỏi và câu trả lời sau:

Câu hỏi: “Anh có bán ma túy cho anh ta không?”

Trả lời: “Tôi chưa bao giờ bán ma túy.”

Bởi vì từ “chưa bao giờ” là một từ phủ định, vì thế đôi khi chỉ có những người phỏng vấn ngốc nghếch mới tin rằng chủ thể đã trả lời câu hỏi và phủ nhận sự cáo buộc. Câu hỏi này cần một câu trả lời “Có” hoặc “Không”. Chủ thể chọn cách trả lời câu hỏi sử dụng từ “Chưa bao giờ” thay vì sử dụng từ “Không”. Điều này cho chúng ta thấy chủ thể rất có khả năng đang nói dối. Mặc dù anh ta đưa ra một câu trả lời, anh ta đã không trả lời một câu hỏi cụ thể. Anh ta không chỉ rõ, “Không, tôi không bán ma túy.”

Chúng ta thấy một cách sử dụng tương tự từ “chưa bao giờ” với cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice. Vào tháng 03 năm 2006, bà được hỏi liệu bà có ý định tranh cử tổng thống hay không.

Câu hỏi: “Bà có cân nhắc việc tranh cử tổng thống vào năm 2008?”

Rice: “Tôi chưa bao giờ muốn tranh giành điều gì.

Ngày tôi đi học tôi cũng không nghĩ đến chuyện tranh chức lớp trưởng nữa.”

Rice sử dụng từ “chưa bao giờ” như một sự thay thế cho từ “không.” Bà không nhất thiết phải nói dối nhưng bà đã đưa ra một câu trả lời rất tốt xét về mặt chính trị. Nếu bà trả lời là “không,” điều này có thể kết thúc bất kỳ ước mơ tổng thống nào mà bà có thể có. Nếu bà trả lời là “có" điều này có thể tạo cơ hội cho báo chí bới móc vấn đề. Vì thế, bà chọn đứng ở giữa con đường. Bà đưa ra một câu trả lời mà nghe có vẻ như bà nói “không” nhưng thực sự bà không nói là “không". Câu trả lời của bà cho chúng ta biết rằng có một phần nào đó bà cũng muốn tranh cử tổng thống.

John Connolly là cựu điệp viên FBI, người mà trong nhưng năm 1970 đã phát triển Boston Irish mobster James với biệt danh “Whitey” Bulger trở thành người cung cấp tin tức. Bulger là một tài sản quý giá trong việc giúp FBI đánh sập mạng lưới Mafia Ý ở khu vực Boston. Connolly đã nghỉ hưu năm 1990. Với việc Connolly ra đi, FBI đã ngừng sử dụng Bulger như một người đưa tin và thay vào đó để mắt đến những hoạt động bất hợp pháp của người này. Cuộc điều tra của họ hé lộ rằng trong nhiều năm Connolly đã nhận hối lộ từ Bulger và đã làm giả các báo cáo về Bulger. Năm 1999, Connolly bi truy tố về tội danh trên. Cùng năm đó, NBC đã thụ lý vụ của John Connolly. Công tố viên Dennis Murphy đã hỏi Connolly những câu hỏi sau:

Murphy: “Có phải anh đã đi quá xa với quyền hạn và chức trách của mình?”

Connolly: “Bất kỳ ai trong nghề của tôi, biết rằng những gì họ đang làm, biết đủ để đi trên con đường cần đi nhưng không bao giờ giẫm lên vạch giới hạn.”

Murphy: “Và anh cũng không?”

Connolly: “Tôi chưa bao giờ giẫm lên vạch giới hạn đó.”

Trong câu trả lời thứ nhất, Connolly chỉ ra rằng “bất kỳ ai” trong nghề của anh ta cũng biết là không được vượt qua vạch giới hạn. Vấn đề là ông ta không nói rằng ông ta không vượt qua vạch giới hạn. Trong câu trả lời thứ hai của ông ta, Connolly rõ ràng đã sử dụng từ “không bao giờ” như một sự thay thế cho từ “không". Năm 2002, Connolly làm tiền,cản trở công lý và nói dối một nhân viên FBI. Anh ta bị kết án 10 năm tù.

Việc sử dụng từ “không bao giờ” tự thân nó không có nghĩa là người nói đang lừa dối. Có những cách đúng đắn để sử dụng từ này. Ví dụ, tôi có thể nói “Tôi chưa bay lượn trên bầu trời” bởi vì đó là một lời nói thật. Tuy nhiên, nếu một người sử dụng từ “chưa bao giờ” để thay thế cho từ “không”, rất có thể người đó đang che giấu một thông tin gì đó và họ đang nói dối.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang