Không có chuyện cứ đăng ảnh con lên Facebook là phạt

author 14:39 31/05/2017

“Không nên hiểu cứng nhắc cứ hễ đăng bất cứ hình nào của trẻ em lên Facebook cũng bị phạt”- Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói.

Luật Trẻ em (có hiệu lực từ 1-6 tới đây) quy định về Quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em: “Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” ( Điều 21).

Điều này đã được một số trang mạng xã hội, báo chí đăng tải giật tít theo kiểu “Cha mẹ đăng ảnh con lên Facebook sẽ bị phạt” khiến nhiều người hoang mang. Bởi lâu nay, việc đăng ảnh con trẻ lên Facebook, mạng xã hội là thói quen thường thấy của các bậc phụ huynh. Nhiều người lo sợ từ 1-6 này, cứ đăng bất kỳ hình ảnh nào của con trẻ lên Facebook cũng đều bị phạt.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho rằng báo chí giật tít kiểu như thế là gây hoang mang dư luận, hiểu điều luật như thế là cứng nhắc, chưa đúng tinh thần của điều luật.

Hai mẹ con đi chơi chụp hình con đăng "phây" thì không bị coi là xâm phạm đời sống riêng tư của trẻ. 

Tại Điều 6, các hành vi bị nghiêm cấm có: Cấm “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”.

Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em gồm có: “Tên, tui; đặc đim nhn dng cá nhân; thông tin v tình trng sc khe và đời tưđược ghi trong bnh án; hình nh cá nhân; thông tin v các thành viên trong gia đình, người chăm sóc tr em; tài sn cá nhân; sđin thoi; địa ch thư tín cá nhân; địa ch, thông tin v nơi , quê quán; địa ch, thông tin v trường, lp, kết qu hc tp và các mi quan h bn bè ca tr em; thông tin v dch v cung cp cho cá nhân tr em” (Điều 33. Nghị định 56/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em).

“Như vậy, chúng ta chỉ không được đăng tải những thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà Điều 33 Nghị định 56 đã liệt kê khi chưa được sự đồng ý của trẻ từ 7 tuổi trở lên. Còn những hình ảnh, thông tin của trẻ em mà không thuộc phạm vi của Điều 33 nói trên thì không phải bí mật đời tư của trẻ. Ví dụ gia đình đi chơi, chụp hình vui chơi rồi đăng ảnh con lên Facebook thì có gì đâu mà bị phạt”- ông Đặng Hoa Nam nói.

Vì thế, Nghị định 56/2017 quy định nếu cha mẹ đăng những hình ảnh hoặc thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em đối với con trẻ từ 7 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của con. Còn các tổ chức, cá nhân khác đăng ảnh của bất kỳ hình ảnh hoặc thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em nào từ 7 tuổi trở lên cũng phải được sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

Lý giải về  mốc "7 tuổi trở lên" cần phải được sự đồng ý của trẻ, ông Đặng Hoa Nam cho rằng các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng đây là lứa tuổi đã biết nhận thức khá đầy đủ về thế giới xung quanh. Các luật khác liên quan đến trẻ em cũng dựa theo lứa tuổi này, chẳng hạn như  Luật hôn nhân và gia đình quy định khi vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

(Theo Điều 36 Nghị định 56/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em)

Theo PLO

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang