Bé gái vô tình nuốt nắp bút kim loại bị mắc vào phổi

authorHương Giang 09:20 14/01/2020

(VietQ.vn) - Phụ huynh không nên coi thường sự nguy hiểm khi trẻ nhỏ nuốt phải các vật thể, do nó có thể thâm nhập sâu vào nội tạng, gây nguy hiểm.

Một bé gái 7 tuổi ở Trung Quốc dự kiến sẽ hồi phục hoàn toàn sau khi các bác sĩ thực hiện lấy nắp bút kim loại ra khỏi phổi của cô bé.

Bé gái, không xác định danh tính, được cho là đã nhai phần nắp bút và vô tình nuốt phải nó. Nhưng vào thời điểm đó, cả cô bé và ông của mình đều không quan tâm.

 Hình ảnh cho thấy nắp bút kim loại đã thâm nhập vào trong phổi phải của bé gái.

Cô bé đã ho nhiều trong 3 tuần, điều đó đã khiến ông của bé gái phải tìm kiếm sự giúp đỡ y tế tại Bệnh viện First People ở Tương Dương, theo AsiaWire. Cô bé được đưa vào khoa nhi và bác sĩ Yang Wu yêu cầu quét và tìm thấy chiếc nắp bút khoảng 2cm trong phổi phải.

Sử dụng một thủ tục gọi là nội soi phế quản, cho phép các bác sĩ kiểm tra phổi và đường thở bằng một ống nhỏ, bác sĩ Wu đã loại bỏ vật thể một cách an toàn bằng một cặp kẹp, theo AsiaWire.

Món hamburger kinh điển của Udi bị thu hồi vì khả năng xuất hiện vật thể lạ(VietQ.vn) - Nhãn hiệu Udi thông báo về một cuộc thu hồi vào ngày 06/09/2019 đối với món hamburger

Theo thông tin từ các bác sĩ, dị vật đường thở là tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi ăn dặm. Ở độ tuổi này, trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng, mũi những vật cầm chơi. Đó có thể là các loại hạt (lạc, ngô, na), hay các mẩu xương, vỏ tôm, cua, cá, mảnh đồ chơi chưa, cặp tóc…

Do còn nhỏ, nên các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện nên các dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ.

Nhiều trường hợp người nhà không nhận biết trẻ bị hóc dị vật, không có kỹ năng sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm cho trẻ, thậm chí là nguy cơ tử vong cao. Cũng có trường hợp nhận biết hóc dị vật nhưng xử trí không đúng, khiến trẻ có thể được cứu sống nhưng chịu di chứng suốt đời vì tổn thương não không phục hồi.

Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng trẻ bị nghẹt đường thở do hóc dị vật là vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần nghĩ tới dị vật đường thở khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên có các biểu hiện như: ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự hết khi dị vật đã được đưa ra ngoài, tuy nhiên nếu không xử trí kịp thời trẻ có thể ngưng thở và tử vong ngay sau đó.

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.

Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không khó thở, vẫn khóc được hoặc nói được thì khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn.

Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành sơ cứu kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

Hương Giang (theo: Fox Business)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang