Không nên ham rẻ mà mua phân bón “trôi nổi”

author 09:47 04/10/2013

(VietQ.vn) - Hậu quả để lại đối với cây trồng và đất đai sẽ rất nặng nề nếu người nông dân dùng phải phân bón giả.

Thời gian gấn đây liên tiếp người nông dân các địa phương “tố” phân bón giả hoành hành, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cây trồng và đất đai.

Theo Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương, các lực lượng chức năng thời gian qua đã thu giữ hàng nghìn tấn phân bón, xử lý nhiều vi phạm. Tuy nhiên, phân bón giả, nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến người nông dân và doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Người tiêu dùng nên chọn các loại phân bón có nguồn gốc rõ ràng

Nguyên nhân thực trên là do lợi nhuận rất cao từ buôn lậu, đối tượng làm ăn phi pháp sử dụng nhiều thủ đoạn, thậm chí chống trả quyết liệt. Lượng hàng hóa thẩm lậu trong đó có phân bón, nhiều người vì miếng cơm manh áo tiếp tay cho đối tượng làm ăn phi pháp. Người nông dân chất phác, dễ bị lợi dụng. Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế chính sách cũng còn nhiều bất cập.

Ông Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất: Phân bón giả và kém chất lượng đã là vấn nạn từ lây nay, tình trạng này xất hiện ở 3 khâu là sản xuất (chủ yếu là phân NPK và phân hữu cơ), lưu thông trên thị trường và nhập khẩu. Chúng tôi chưa có số liệu chính thức về lượng phân bón giả ở từng khâu qua thực tế kiểm tra thì hàng giả nhiều nhất là ở khâu sản xuất.

Mặc dù đã có Nghị định xử phạt đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón giả nhưng do mức xử phạt nhẹ nên không đủ chất răn đe. Về phía các địa phương vẫn còn xuê xoa trong xử phạt, lưc lượng thanh tra mỏng nên hoạt động hậu kiểm cũng chưa đạt như mong muốn nên tình trạng phân bón giả vẫn còn tồn tại.

Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, hiện nay mặt hàng phân bón có tới 5 bộ quản lý. Cụ thể là các bộ: Nông nghiệp và PTNT; Công Thương; Kế hoach đầu tư; Khoa học công nghệ; Công An. Nhưng trong đó, chịu trách nhiệm chính vẫn là Bộ NN&PTNT.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang tổ chức thanh tra diện rộng về chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi tại 29 tỉnh thành ở khu vực đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo báo cáo sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, có một số doanh nghiệp kinh doanh phân bón giả, Thanh tra Sở đã phối hợp với Cảnh sát Kinh tế (Bộ Công an) truy xuất nguồn gốc, tìm địa chỉ sản xuất nhưng chưa phát hiện được, do địa chỉ ghi trên bao bì sản phẩm không có trên thực tế, cụ thể là: Công ty CP Nông nghiệp Nhất- Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh; Công ty CP nông nghiệp sao vàng – Rạch Giá, Kiên Giang; Công ty TNHH Bảo Minh Châu- Gò Vấp, TP.HCM. Hiện các cơ quan chức năng đang xác minh tiếp một số doanh nghiệp có phân bón giả.

Theo ông Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm, QLTT đã xử lý 62 nghìn vụ vi phạm pháp luật, trong đó mặt hàng phân bón đã xử lý 350 vụ, tịch thu hơn 700 tấn với hàng chục nghìn bao phân bón.

Rất nhiều vụ việc điển hình, cụ thể tháng 4/2013, tại Bắc Giang, lực lượng QLTT đã phát hiện Công ty XNK Bắc Giang kinh doanh 150 tấn phân bón NPK kém chất lượng. Tháng 3/2013, Cửa hàng Vật tư Nông nghiệp Mười Giầu (Tiền Giang) kinh doanh phân không rõ nguồn gốc.

“Để xử lý hành vi phân bón giả, kém chất lượng cần triển khai đồng bộ giải pháp: Nhận thức làm thế nào để thống nhất, nhận thức đầy đủ việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Trong kiểm tra, kiểm soát phải phân tích, kiểm soát được phương thức hoạt động đối tượng vi phạm. Làm tốt công tác tuyên truyền. Nếu không làm tốt công tác này thì rất khó để các cơ quan chức năng xử lý. Người dân là “tai mắt” phát hiện, báo cho các cơ quan chức năng xử lý vi phạm. Xử lý sang bao trái phép, phải có sự hợp tác quốc tế”, ông Lam nói.

Theo ông Dũng, cảnh báo của các cơ quan chức năng đưa ra là bà con nông dân không nên ham hàng rẻ, mua phân bón “trôi nổi” trên thị trường (cửa hàng dựng tạm, đò ghe bán di động trên kênh, rạch…) mà mua mặt hàng phân bón của doanh nghiệp có uy tín.

Khi phối hợp với lực lượng công an, chúng tôi phát hiện ra các cơ sở sản xuất không có địa chỉ, thường là địa chỉ “ma”. Vì thế, cảnh báo của các cơ quan chức năng đưa ra là bà con nông dân không nên ham hàng rẻ, mua phân bón “trôi nổi” trên thị trường (cửa hàng dựng tạm, đò ghe bán di động trên kênh, rạch…) mà mua mặt hàng phân bón của doanh nghiệp có uy tín.

Hàng hóa mua phải có hóa đơn để làm bằng chứng khi có sự cố; khi mua phải xem sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, trung thực. Bà con cũng nên hỏi người có chuyên môn, những người xung quanh đã sử dụng loại phân bón đó...; khi phát hiện phân bón giả, kém chất lượng phải thông tin nhanh cho cơ quan có thẩm quyền để thành lập Đoàn xác minh tìm nguyên nhân.

Xuân Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang