Không ngờ nước bọt cũng có 7 công dụng tuyệt vời này

author 06:18 10/04/2017

(VietQ.vn) - Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão".

Sự kiện: Kỹ năng sống

Theo Đông y, nước bọt vị mặn, tính bình, không độc, là một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông khiếu và kéo dài tuổi thọ, thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các màng mộng, giải độc... Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão".

Nhiều dưỡng sinh gia đời xưa đã rất quan tâm đến công dụng của nước bọt và chú trọng vận dụng phương pháp "dưỡng sinh nước bọt" làm tăng tuổi thọ như Hoàng Phổ Long đời Tam Quốc, Lưu Kinh đời tiền Hán, Vương Chất đời Tấn (Trung Quốc)... mà nhờ đó đều sống đến hơn trăm tuổi. Các vị này đều coi "nước bọt là một dòng suối của dưỡng sinh"..

Nước bọt có rất nhiều công dụng không ngờ!

khong-ngo-nuoc-bot-cung-co-7-cong-dung-tuyet-voi-nay

Rất nhiều người có thói quen nhổ nước bọt, do cảm thấy nước bọt ngậm trong miệng khó chịu, nuốt xuống thì không sạch sẽ..

Nước bọt có khả năng cầm máu

Nước bọt có tác dụng tăng nhanh đông máu. Các nhà sinh học thuộc Viện Sức khỏe Hoa Kỳ xác định trong nước bọt người và động vật có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn, được đặt tên là SLPI. Do đó khi bị vết thương trong miệng hay sau khi nhổ răng nước bọt trong miệng có tác dụng hỗ trợ cầm máu rất nhanh. Ngoài ra, khi bị đứt tay, ta thường có thói quen đưa ngay vết thương lên miệng, một phần cũng là nhờ ý thức nước bọt hỗ trợ cầm máu này.

Là chất bôi trơn quan trọng

Nước bọt chứa nhiều chất nhầy, có tác dụng “bôi trơn” thực phẩm, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn tới dạ dày, đồng thời hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn giúp khoang miệng luôn mềm mại, không bị khô rát, khó chịu. Những người hay bị khô miệng hoặc chắc chắn sẽ hiểu được tác dụng này của nước bọt.

Nước bọt có khả năng diệt vi khuẩn

khong-ngo-nuoc-bot-cung-co-7-cong-dung-tuyet-voi-nay

Trên thực tế nước bọt vô cùng có lợi đối với thân thể

Trong nước bọt có chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, có thể phòng ngừa nhiễm trùng khoang miệng, họng, lợi, giúp giảm nguy cơ mắc viêm lợi, sâu răng, viêm họng. Đóng vai trò làm hàng rào diệt vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng bởi chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và vi rút.

Những thực phẩm còn dư thừa trong miệng sẽ bị nước bọt "cuốn trôi", giúp khoang miệng thông thoáng, sạch sẽ. Nếu không có nước bọt, vi khuẩn sẽ làm tổ trong khoang miệng của bạn

Làm vết thương nhanh lành

Trong nước bọt chứa chất giúp vết thương nhanh chóng khép miệng vết thương, nhanh lành vết bỏng. Nước bọt còn có tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông. Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt của người có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiophin.

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5 - 10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì. Ngoài tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần sẽ có tác dụng làm hết ngứa và sưng đau.

Giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn

khong-ngo-nuoc-bot-cung-co-7-cong-dung-tuyet-voi-nay

Việc truyền nước miếng từ mẹ sang con sẽ làm tăng hệ miễn dịch non nớt của trẻ

Nước bọt có chứa enzym hỗ trợ tiêu hóa tinh bột, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu chất này.

Nước bọt chống lão hóa

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong nước bọt chứa các hooc-môn và IgA giúp kéo dài tuổt thọ và ngăn ngừa sự lão hóa, suy thoái của các tổ chức cơ thể.

Có thể thấy, nước bọt là thứ quý giá của cơ thể, không nên tùy ý lãng phí, bỏ đi. Nhiều y gia xưa coi nước bọt là “dòng suối dưỡng sinh”. Chính vì vậy nước bọt còn được gọi là thần thủy, ngọc tương, kim tân ngọc dịch.

Ức chế các tế bào ung thư

Theo GS. Tây Đồng (Nhật Bản) thì nước bọt còn có chức năng ức chế các tế bào ung thư, bởi vậy, để đề phòng ung thư đường tiêu hóa, khi ăn phải nhai kỹ, nuốt chậm để nước bọt hòa lẫn vào trong thức ăn một cách đầy đủ. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong nước bọt có nhiều IgA và các hormon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.

Dũng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang