"Không nhất thiết phải có nhiều tiền mới làm được F&B"

author 16:02 10/12/2016

(VietQ.vn) - "Các khởi nghiệp trẻ thường mong muốn làm những gì thật vĩ đại, nhưng thực tế hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ và thiết thực nhất, để thấu hiểu khách hàng".

Tại buổi tọa đàm “Headstart #1: Markerting in F&B Service” diễn ra mới đây tại Hà Nội, các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực F&B (food and beverage – nhà hàng, cà phê, quán bar) đã chia sẻ quan điểm về thị trường - cơ hội và thách thức trong lĩnh vực F&B.

Anh Hoàng Tùng - nhà sáng lập và giám đốc điều hành Pizza Home, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Coffee Bike cho biết, trước khi có được những thành công như ngày hôm nay, anh đã từng thất bại với start-up Viet Kitchen – nhà hàng chuyên phục vụ du khách nước ngoài bởi sự chủ quan của bản thân. 

Từ những sai lầm lúc khởi nghiệp, anh Tùng đưa ra lời khuyên với các bạn trẻ, cần nghiên cứu thị trường trước khi bắt tay làm sản phẩm. Bên cạnh đó, anh cũng khẳng định vai trò của marketing trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh.

Sinh viên Ngoại thương xếp hàng để được vào tham dự từ rất sớm.

 

Rất nhiều bạn trẻ quan tâm tới tham dự hội thảo.

 

Trao đổi về yếu tố thấu hiểu khách hàng trong lĩnh vực F&B, chị Phạm Ngọc Hạnh - quản lý thương hiệu mảng hotpot của chuỗi nhà hàng Golden Gate Group – cho rằng, các khởi nghiệp trẻ thường mong muốn làm những gì thật vĩ đại, nhưng thực tế hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ và thiết thực nhất, đó mới là cách tốt nhất để thấu hiểu khách hàng cần và mong muốn gì.

"Lúc đó thì nó không còn phụ thuộc vào việc phải có nhiều tiền thì mới làm được cái này, cái kia”, chị Hạnh nói.

Điểm danh 4 món hàng độc, giá 'khủng' được đại gia Việt săn lùng dịp Tết(VietQ.vn) - Gà đen đắt nhất thế giới, mai trắng ngàn USD, mãng cầu Đài Loan... là những món hàng lạ và quý hiếm đang được các đại gia Việt săn lùng chơi Tết.

Anh Nguyễn Hải Ninh – người sáng lập kiêm giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng cà phê The Coffee House, sáng lập và cựu quản lý chuỗi cà phê Urban Station – cũng đồng quan điểm: không nhất thiết phải có nhiều tiền mới làm được F&B. 

Anh Hải Ninh chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với 60 triệu đồng của bản thân để minh chứng cho việc không nhất thiết phải có nhiều tiền mới làm được F&B. “Tôi kiếm đủ 5 người để có 300 triệu để mở một cửa hàng. Từ một cửa hàng đó, sau 2 năm chúng tôi xây dựng thành hơn 20 cửa hàng".

“Mình thích làm cho người khác hạnh phúc, muốn được phục vụ con người. Cách mà mình đang làm là tạo ra một không gian tốt, nhân viên gần gũi"... Sản phẩm là gì? Đó chính là sự trải nghiệm của khách hàng. Bởi vậy muốn sản phẩm được đánh giá cao, hãy phục vụ khách hàng thật tốt" - anh Ninh chia sẻ.

 Các diễn giả trao đổi về những vẫn đề trong lĩnh vực F&B.

Chia sẻ về những vấn đề thực tế trong lĩnh vực F&B, một trong 30 người trẻ nằm trong danh sách Forbes 30 Under 30 2016 - anh Nguyễn Hải Ninh cho rằng: Việt Nam không thiếu chuỗi nhà hàng, chuỗi cafe mà thiếu một câu chuyện khác biệt, câu chuyện về làm tất cả mọi thứ vì khách hàng.

Anh kể lại câu chuyện mua giầy sale ở nước ngoài, khi sản phẩm đó hết, nhân viên sẵn sàng chạy sang cửa hàng của đối thủ mua một đôi giày giống hệt và chiết khẩu 30% cho khách hàng. "Cửa hàng đó chịu lỗ 30% sản phẩm đó, những lại thu về nhiều hơn cả lợi nhuận" - anh Ninh nói.

Cũng theo anh Hải Ninh, nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu. Thực tế tại cửa hàng của mình, anh khẳng định The Coffe House là nơi trả lương cho nhân viên cao nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng cafe.

"Đảm bảo hạnh phúc cho nhân viên khi làm việc cũng là một cách gián tiếp đem đến hạnh phúc cho khách hàng" - anh Hải Ninh chia sẻ.

 Một bạn sinh viên đặt câu hỏi cho các diễn giả.

Kết thúc tọa đàm, nhiều câu hỏi từ các bạn sinh viên và cả những khởi nghiệp trẻ được gửi tới các diễn giả. Chị Ngọc Hạnh chia sẻ một thực tế, ngành marketing không hề hào nhoáng.

"Nhiều bạn trẻ bị bất ngờ: "Bọn em học FTU ra cơ mà? Bọn em có bằng cử nhân cơ mà? Bọn em là trường top 1 của Việt Nam cơ mà. Tại sao bọn em lại phải làm công việc này?". Nhưng các em phải làm những công việc đó để hiểu khách hàng của mình muốn gì” - chị Hạnh nói.

Buổi tọa đàm “Headstart #1: Markerting in F&B Service” do CLB Marketing Đại học Ngoại thương tổ chức đã diễn ra vào tối 8/12/2016.

Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của khá nhiều bạn trẻ không chỉ là sinh viên Ngoại thương tới tham dự.

Ngọc Huyền - sinh viên năm 4, Học viện Hành Chính Quốc gia chia sẻ: "Mình rất thích lĩnh vực F&B nên đây là cơ hội tốt để có thêm nhiều kinh nghiệm trước khi bắt tay khởi nghiệp". Một thành viên của CLB Marketing Đại học Ngoại thương cũng cho biết số người đăng ký tham dự tọa đàm đã vượt quá lượng ghế tại hội trường. 

 Hoàng Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang