Không phạt người đội mũ bảo hiểm "rởm"

author 20:52 01/07/2014

(VietQ.vn) - Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định, không có quy định nào là phạt người đội mũ bảo hiểm rởm.

Sự kiện:

Trả lời tại phiên họp báo Chính phủ vừa diễn ra chiều tối nay, 1/7, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên khẳng định, không phạt người đội mũ bảo hiểm "rởm".

Theo Nghị định của Chính phủ, chỉ xử phạt có 2 trường hợp là không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định: không phạt người đội mũ bảo hiểm rởm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định: không phạt người đội mũ bảo hiểm rởm

Tại phiên họp Chính phủ vừa qua, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng đề nghị các cơ quan truyền thông phải đính chính thông tin "phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn".

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm ký hiệu QCVN 2:2008/BKHCN, xét về kiểu dáng, có 3 loại mũ cơ bản sau:
- Mũ che nửa đầu: Mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;

- Mũ che cả đầu và tai: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và vùng tai của người đội mũ;

- Mũ che cả đầu, tai và hàm: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ.

* Các loại mũ có thể có kính che hoặc không có kính che.
1. Dấu hiệu nhận biết về mũ bảo hiểm.
1.1. Về thành phần cấu tạo bắt buộc phải gồm 3 phần chính như sau:
-  Vỏ mũ (Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khoá quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.);
-  Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ);
-  Quai đeo.
1.2.  Về mặt pháp lý mũ bảo hiểm trước khi đưa ra lưu thông đều phải tuân thủ như sau:
+ Nhãn mũ bảo hiểm sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên sản phẩm (phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”);
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- Cỡ mũ;
- Tháng, năm sản xuất.
+ Có gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm ký hiệu QCVN 2:2008/BKHCN.
+ Đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu, đều phải được ghi nhãn và thể hiện dấu hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm ký hiệu QCVN 2:2008/BKHCN. Đồng thời có gắn nhãn phụ với các thông tin tối thiểu bao gồm:
- Tên sản phẩm (phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”);
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Cỡ mũ;
- Tháng, năm sản xuất.
* Mũ lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy (CR) và nhãn mũ ghi đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Dấu hiệu nhận biết về dấu CR.
- Dấu hợp quy hay gọi tắt là dấu CR được gắn lên mũ bảo hiểm có 2 dạng cụ thể như sau.
2.1 Đối với mũ bảo hiểm được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN, dấu hợp quy được thể hiện như hình dưới đây:

Trong đó:
+ ABC: Tên tổ chức chứng nhận (ghi tên viết tắt tiếng Việt hay tiếng nước ngoài của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định với font chữ và kích thước thích hợp).
Ngoài ra, tổ chức chứng nhận có thể thể hiện logo của tổ chức (nếu cần).
+ XXXX: Số giấy chứng nhận.
+ YY: Hai số cuối của năm chứng nhận.
+ ZZ: Số lần chứng nhận bổ sung (chứng nhận lần đầu: 00; chứng nhận bổ sung lần 1: 01;
chứng nhận bổ sung lần 2: 02,……)
2.2 Đối với mũ bảo hiểm được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN, dấu hợp quy được thể hiện như hình dưới đây.

Trong đó:
+ ABC: Tên tổ chức chứng nhận (ghi tên viết tắt tiếng Việt hay tiếng nước ngoài của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định với font chữ và kích thước thích hợp).
Ngoài ra, tổ chức chứng nhận có thể thể hiện logo của tổ chức (nếu cần).
+ No. XXX XXX XXX: Số series (do tổ chức chứng nhận quy định) cho số lượng hàng hóa thuộc lô hàng được chứng nhận.

 

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 của Chính phủ, các nghị quyết của Chính phủ và Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, giá cả thị trường khá ổn định, cung-cầu hàng hóa được bảo đảm. So với tháng 12/2013, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 có mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 13 năm qua. GDP quý II tăng cao hơn quý I và ước 6 tháng đầu năm đạt 5,18%, tăng cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ 2 năm trước.

 

 

 

Hoàng Tuân


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang