Những tin tức mới cập nhật về tình hình khủng bố IS ngày 29/1/2016

author 18:45 29/01/2016

(VietQ.vn) - "Phương Tây chuẩn bị xử IS ở Libya"; "IS âm mưu tấn công Địa Trung Hải";...là những tin tức mới cập nhật về tình hình khủng bố IS.

Sự kiện: Khủng bố IS

Phương Tây chuẩn bị "xử" IS ở Libya

Theo báo Người Lao Động, các cường quốc phương Tây đang chuẩn bị để tiêu diệt gọn tổ chức Nhà nước Hồi giáo (khủng bố IS) tự xưng ở Libya, thậm chí ngay cả khi đất nước Bắc Phi này không lập đươc chính phủ thống nhất.

Khủng bố IS mở lò đào tạo sát nách Nga không phải là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ. Điều đó được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ý Roberta Pinotti cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera hôm 28/1.

Khủng bố IS tuyên bố nhận trách nhiệm vụ đánh bom xe ở Yemen ngày 28/1Khủng bố IS tuyên bố nhận trách nhiệm vụ đánh bom xe ở Yemen ngày 28/1

Hồi đầu tuần này, Quốc hội được quốc tế công nhận của Libya không chấp thuận kế hoạch lập chính phủ đoàn kết mà Liên Hiệp Quốc bảo trợ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột vũ trang ở nước này.

Kể từ năm 2014, Libya rơi vào cảnh ngộ một quốc gia có 2 quốc hội tồn tại song song, một ở Tripoli và một được quốc tế công nhận ở phía Đông. Cả hai đều được hỗ trợ bởi các nhóm vũ trang và cựu phiến quân từng góp phần lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi trong năm 2011. 

IS âm mưu lập “hải quân” tấn công Địa Trung Hải

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) cảnh báo khủng bố IS đang thay đổi hoạt động một cách nhanh chóng và có âm mưu các hoạt động hàng hải tại khu vực Địa Trung Hải. Theo giới chức NATO, các tay súng khủng bố IS tại Iraq và khu vực bờ biển Libya sẽ là mối đe dọa lớn đối với các tàu thuyền hoạt động trong khu vực này.

Khủng bố IS nắm trong tay nhiều vũ khí “tinh vi” của Nga và Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc các tàu thuyền di chuyển trong khu vực Địa Trung Hải có nguy cơ rất lớn bị các tay súng tấn công.

Lo ngại trước việc hoạt động của IS tại thành phố ven biển Sirte của Libya có thể ảnh hưởng tới châu Âu, các nước như Anh và Italy đang xem xét gửi hàng nghìn binh sĩ để huấn luyện cho lực lượng địa phương.

Các tay súng thuộc tổ chức khủng bố IS Các tay súng thuộc tổ chức khủng bố IS 

Trung tướng hải quân Johnstone thuộc Hải quân Hoàng gia Anh cho biết IS có “tham vọng” bành trướng hoạt động không chỉ trên đất liền mà còn trên các vùng biển, thành lập hải quân giống tổ chức khủng bố al Qaeda. Ông lo ngại các tay súng khủng bố IS sẽ tấn công tàu thuyền và chúng hoàn toàn có khả năng để làm điều này.

NATO và các nước đồng minh không cho phép họ rơi vào thế bị động tại khu vực Địa Trung Hải, nơi hải quân Nga đang hoạt động khá tích cực. Động thái mới nhất nói trên của IS khiến một số thành viên NATO xem xét việc triển khai tàu ngầm tới khu vực từ Địa Trung Hải tới các vùng biển Bắc Âu, theo Dân Trí. 

Đập nước lớn nhất Iraq từng bị IS chiếm có nguy cơ sụp đổ

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (khủng bố IS) chiếm đập Mosul trong năm 2014 dẫn đến có thiếu sót trong quá trình bảo dưỡng, làm kiến trúc con đập, vốn đã rạn nứt, suy yếu thêm. Baghdad đang tìm một công ty có thể sửa chữa lại con đập.

"Chúng tôi đang cố xác định khả năng con đập sụp đổ", AFP dẫn lời Trung tướng Sean MacFarland, chỉ huy chiến dịch chống khủng bố IS do Mỹ dẫn đầu, phát biểu với báo giới tại Baghdad hôm qua.

Đập Mosul từ lâu đã có nguy cơ sụp đổ và, theo giới chức Mỹ, có thể tạo ra một đợt sóng lớn quét qua Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq bị IS kiểm soát, cách đó khoảng 40 km.

Mỹ đặt các thiết bị đo lường tại đập Mosul từ tháng 12 để theo dõi nó "dịch chuyển hoặc xuống cấp ở mức độ nào", MacFarland nói. "Chúng tôi vẫn đang đánh giá dữ liệu" nhưng nếu nó sụp đổ thì chuyện đó "diễn ra rất nhanh và tồi tệ".

Đập Mosul nhìn từ trên caoĐập Mosul nhìn từ trên cao

Theo MacFarland, Mỹ đã chia sẻ dữ liệu thu thập được với chính phủ Iraq và đang phối hợp cùng Baghdad lên kế hoạch sơ tán. "Họ hiểu có khả năng đập Mosul vỡ", ông cho biết thêm. Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên chiến dịch chống khủng bố IS, nói các thợ lặn cũng đã tiếp cận và kiểm tra con đập.

Đập Mosul, hoàn thành năm 1984, được xây dựng trên nền đất liên tục bị xói mòn khi tiếp xúc với nước, làm xuất hiện các lỗ hổng phía dưới cấu trúc. Ngay sau đó, chính phủ Iraq đã tìm cách khắc phục bằng cách bơm vữa lỏng vào lòng đất, những lỗ hổng và kiểm soát rỏ rỉ, theo VnExpress. 

Hoàng Anh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang