Kiểm soát tốt chất lượng là chìa khóa cạnh tranh trên thị trường

author 11:39 12/09/2014

(VietQ.vn) - Doanh nghiệp nào kiểm soát tốt các vấn đề chất lượng thì doanh nghiệp đó sẽ giành được ưu thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Kiểm soát tốt chất lượng giúp nâng cao năng suất doanh nghiệp

Kiểm soát tốt chất lượng giúp nâng cao năng suất doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Đó là nhận định của các chuyên gia khi nhận định tình hình kinh tế hiện nay và những tác động của nó tới đời sống doanh nghiệp. Theo các chuyên gia kinh tế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường, không còn con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Để giải quyết vấn đề chất lượng có thể thông qua các công cụ thống kê. Các công cụ đó được coi là phương tiện hỗ trợ cho các nhà quản lý trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giải quyết được các vấn đề chất lượng sẽ mang lại các lợi ích: Giảm chi phí lãng phí do các sản phẩm sai hỏng gây ra; Tăng năng suất lao động; Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Để giải bài toán này, các doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

- Xác định vấn đề cần giải quyết

- Phân tích thực trạng:

- Phân tích nguyên nhân của vấn đề

- Đề ra các giải pháp và thực hiện giải pháp

- Theo dõi quá trình

- Tiếp tục đưa ra các biện pháp cải tiến

Giữa quá trình giải quyết vấn đề chất lượng có thể sử dụng các công cụ thống kê như: Lưu đồ (Flow chart) được sử dụng để phác hoạ các hoạt động hoặc các công đoạn tạo ra sản phẩm theo một trình tự nhất định từ lúc tiếp nhận đầu vào đến khi kết thúc quá trình. 

Phiếu kiểm tra (Checksheet) được sử dụng để thu thập, sắp xếp và trình bày các thông tin/dữ liệu. 

Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram) là một công cụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa đặc tính chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính đó.

Phương pháp Brainstorming và phương pháp 5 why? là các công cụ để hỗ trợ cho việc sử dụng biểu đồ nhân quả một cách hiệu quả. 

Biểu đồ Pareto (Pareto Diagram) là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại các nguyên nhân/nhân tố ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm.

Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý. Lưu ý là cần sử dụng biểu đồ Pareto để phân tích nguyên nhân và chi phí do các nguyên nhân đó gây ra.

Biểu đồ phân bố (Histogram) được sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của sản phẩm/quá trình và từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó. Quá trình có đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không?

Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) được sử dụng để theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm/quá trình.

Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa 2 nhân tố. Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác như thế nào và mức độ phụ thuộc giữa chúng.

Hồng Anh (S/t)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang