Kiến nghị gỡ vướng cho DN thủy sản về công bố hợp quy và an toàn thực phẩm

author 11:26 10/06/2017

(VietQ.vn) - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) được coi là nghị định “nóng” nhất vì có nhiều vấn đề bất cập. Trong đó có thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP.

Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay phần lớn các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn với thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATTP.

Theo đó, các DN thủy sản cho rằng bất cập lớn nhất, gây khó cho DN là thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, cần phải sửa đổi.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cần phải tháo gỡ một số rào cản liên quan đến công bố hợp quy trong lĩnh vực ATTP 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, trong thời gian qua, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) được coi là nghị định “nóng” nhất vì có nhiều vấn đề bất cập, không chỉ đối với DN sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản mà cả các ngành thực phẩm khác. Trong đó, bất cập lớn nhất, gây khó cho DN là thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định ATTP đã và đang tạo ra không ít khó khăn cho các tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại khoản 4, Điều 4, Nghị định 38/2012/NĐ-CP, việc chờ đợi ít nhất 15 ngày làm việc để được cấp “Giấy xác nhận” đang có tính chất tạo thêm một “Giấy phép con” cho các tổ chức, cá nhân, đi ngược lại tinh thần giảm bớt quy định và thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Hơn nữa, hiện nay phương thức quản lý ATTP của nhiều nước trên thế giới (EU, Mỹ, Nhật Bản,…) không có phương thức tương tự và các nước chỉ thực hiện công tác quản lý nhà nước dựa trên 3 hoạt động chính: đánh giá điều kiện sản xuất, lấy mẫu phân tích và thanh, kiểm tra.

VASEP cho rằng, từ nhận định, chủ trương của Chính phủ cùng với khẳng định của Bộ Y tế, việc sửa đổi Nghị định 38 theo hướng bãi bỏ quy định “Công bố phù hợp ATTP là việc cần thiết và cần áp dụng ngay”.

Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012 (Dự thảo NĐ) về cơ bản, chưa giải quyết được các vấn đề cần tháo gỡ và đã được nêu trong các Nghị quyết 19/NQ-CP. Trong khi chờ sửa Luật ATTP, trước mắt có một số điểm cơ bản cần sửa lại tại Dự thảo Nghị định này:

Theo đó, đề nghị bãi bỏ quy định “Công bố phù hợp quy định ATTP”, vì Luật ATTP không hề có quy định này. Chính vì có quy định này tại NĐ 38 mà Bộ Y tế nói riêng, các bộ có chức năng về quản lý ATTP nói chung không chịu xây dựng các quy chuẩn (QCVN) cần thiết, cứ để cho phần lớn các sản phẩm thực phẩm được quản lý bằng quy định này. Vì không có chuẩn nên thủ tục không minh bạch, gây vô vàn khó khăn cho DN.

Cụ thể, các doanh nghiệp thủy sản đề nghị bãi bỏ khoản 2 Điều 3 (Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm); Khoản 4, khoản 5 Điều 4 và các quy định về công bố, cấp giấy xác nhận hồ sơ công bố phù hợp tại các khoản khác của Điều 4; Bãi bỏ Điều 6 (Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bỏ cụm từ “hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm” tại các Điều 7, Điều 8 và tiết h khoản 2 Điều 20.

Theo phản ánh của các DN, trong thủ tục công bố sản phẩm, một công việc mất nhiều chi phí và thời gian là kiểm nghiệm. Theo dự thảo nghị định, dù là tự công bố, DN vẫn phải tiến hành kiểm nghiệm và phải kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Tức là, về cơ bản, chẳng khác gì việc công bố trên cơ sở chứng nhận hợp quy.

Từ thực tế trên, DN đề nghị, trường hợp DN tự công bố thì việc có cần kiểm nghiệm hay không là do DN quyết định. Nếu có cơ sở để tin rằng sản phẩm đáp ứng QCVN (ví dụ sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng, sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch, người NK đã trực tiếp kiểm tra từ gốc…) thì không nhất thiết phải kiểm nghiệm.

Theo quy định hiện hành, từng lô hàng NK phải kiểm tra chuyên ngành, trong đó, đối với sản phẩm động vật hoặc có chứa sản phẩm động vật còn chịu 2 loại kiểm tra là kiểm dịch thú y và kiểm tra ATTP. Quy định này quá phức tạp, gây tốn kém không cần thiết cho DN.

Chợ đêm bán tràn lan dây điện trở nấu nước không hợp quy(VietQ.vn) - Dây điện trở nấu nước là một trong những mặt hàng bắt buộc phải có tem chứng nhận hợp quy để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều khu chợ đêm Hà Nội, dây điện trở nấu nước không có tem CR vẫn được bán tràn lan.

Uyên Chi

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang