Kinh doanh nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam buộc tiêu hủy

author 17:04 26/02/2021

(VietQ.vn) - Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang vừa xử phạt gần 20 triệu đồng và buộc tiêu hủy sản phẩm loa giả nhãn hiệu JBL được bảo hộ tại Việt Nam.

Hà Giang tiêu hủy loa giả nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Giang cho biết, Đội QLTT số 2 cùng các đơn vị liên quan đã giám sát việc tiêu hủy 6 bộ loa (12 chiếc) giả nhãn hiệu JBL của tập đoàn Harman International.

Trước đó, qua công tác quản lý, nắm bắt địa bàn Đội QLTT số 2 đã tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh sửa chữa điện tử Châu Hà, địa chỉ thôn Lũng Loét, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, do bà Đặng Thị Hà làm chủ.

 Cục QLTT Hà Giang tiến hành tiêu hủy toàn bộ số loa giả nhãn hiệu

Qua kiểm tra phát hiện 06 đôi loa (12 chiếc) có gắn nhãn hiệu JBL của Chủ thể quyền Harman Internationnal Industries, Incorporated (US), 8500 Balboa Boulevard, Northridge 91329, United of America, hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Tại thời điểm kiểm tra bà Hà không xuất trình được hoá đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hoá nêu trên. Toàn bộ số hàng hóa nêu trên đã bị đội QLTT số 2 tạm giữ để xác minh làm rõ.

Sau khi kết thúc quá trình xác minh, Đội QLTT số 2 đã trình Cục Trưởng Cục QLTT tỉnh Hà Giang ra quyết định xử phạt bà Đặng Thị Hà với hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với số tiền xử phạt là 16.000.000 đồng, buộc tiêu huỷ toàn bộ 06 bộ (12 chiếc) loa là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng.

 Bắc Giang xử phạt vi phạm hành chính gần 700 triệu đồng về hàng giả, hàng nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Bắc Giang, trong tháng 02/2021, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang đơn vị này đã chủ động, phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra được 129 vụ và xử lý 70 vụ vi phạm.

Theo đó, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng tịch thu và trị giá hàng hóa tiêu hủy là 1.208.542.000 đồng, trong đó: Tiền xử phạt vi phạm hành chính 688.005.000 đồng; tiền bán hàng tịch thu 103.950.000 đồng; trị giá hàng tiêu hủy 416.587.000 đồng. Trị giá hàng tịch thu chờ xử lý là 416.789.000 đồng.

Vụ việc điển hình gồm: Ngày 12/01/2021, Đội QLTT số 3 phối hợp với Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra hộ kinh doanh bà Đặng Thị Nguyên, địa chỉ: thôn Phúc Bé, xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh đang bày bán hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa do nước ngoài sản xuất (có dấu hiệu là hàng nhập lậu); phương tiện đang vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ.

Ngay sau đó, Đội QLTT số 3 đã xác minh, làm rõ và thiết lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Đặng Thị Nguyên 50.000.000 đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm nhập lậu và buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm (gồm xà phòng, nước hoa, kem dưỡng nẻ, kem dưỡng tay, kem chống nắng, mỹ phẩm dưỡng da... các loại) có trị giá 68.502.000 đồng. Đối với hàng hóa nhập lậu là máy sấy tóc và kéo cắt bằng kim loại, phạt tiền 8.000.000 đồng và tịch thu tang vật vi phạm gồm 550 máy sấy tóc, 1.150 kéo cắt bằng kim loại có trị giá 24.800.000 đồng.

Dùng biển số xe giả để vận chuyển nầm lợn đông lạnh đã có hiện tượng chuyển màu(VietQ.vn) - Trong quá trình kiểm tra, rà soát tình hình kinh doanh, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện một chiếc ô tô sử dụng biển số xe giả để vận chuyển 2,5 tấn nầm lợn đã biến chất.

Bên cạnh đó, xử phạt hành vi vi phạm hành chính kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tiền 1.500.000 đồng và buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm là 160 lọ kem nẻ trị giá 2.400.000 đồng. Đồng thời, xử phạt hành vi vi phạm hành chính trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với số tiền 6.000.000 đồng và buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm là 68 chiếc quần, áo giả mạo nhãn hiệu Adidas, Gucci, Nike có trị giá 4.470.000 đồng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Đặng Thị Nguyên là 65.500.000 đồng.

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt về hành vi buôn bán hàng giả mạo về giá trị sử dụng, công dụng

1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

An Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang