Kinh doanh rau sạch: Xu hướng đang nở rộ ở Đông Nam Á

author 11:13 13/09/2014

(VietQ) - Các doanh nghiệp kinh doanh rau quả đang nổi lên ở Đông Nam Á khi thu nhập tăng và người tiêu dùng ngày càng chú trọng về an toàn và chất lượng sản phẩm.

Sự kiện: Kinh doanh gì thời điểm này

Cao nguyên Bolaven ở phía Đông Nam của Lào đang nổi lên như một khu vực sản xuất bắp cải. Một mảnh đất 150 ha, khoảng 1.000 mét trên mực nước biển, đang được canh tác bởi 160 trang trại theo hợp đồng với công ty Phát triển Xuất nhập khẩu Pakxong, tổng công ty nông nghiệp lớn nhất của đất nước. "Sản xuất cải bắp ở Bolaven với mục đích xuất khẩu đang giúp nông dân tăng gấp đôi hoặc gấp ba thu nhập của họ so với 10 năm trước đây." Thị trưởng của làng Nonsoung, nơi điều hành nơi này cho biết.

Hợp đồng của Pakxong còn mang lại lợi ích vượt vượt xa ngôi làng. Pakxong còn thỏa thuận với hơn 10.000 nông dân làm việc trên 7.500 ha. Họ sản xuất nhiều loại rau quả, chẳng hạn như cải bắp và quả bí ngô Trung Quốc, xuất khẩu sang các nước láng giềng khoảng 80.000 tấn một năm. 

Người nông dân phía Đong Nam của Lào đang thu hoạch

Người nông dân phía Đông Nam của Lào đang thu hoạch. Ảnh minh họa.

Inpeng Samuntee, người sáng lập Pakxong, đã tìm thấy hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn của nông dân địa phương. Những người buôn bán gỗ cho biết rằng nhiều người trồng rau trên quy mô tương đối nhỏ, đưa họ đến biên giới Thái Lan và bán sản phẩm với giá rất thấp. 

Từ khi thành lập vào năm 2004, Pakxong đã giúp nông dân phát triển sản xuất và bán sản phẩm với giá cao hơn. Pakxong sắp xếp việc mua tập thể hạt giống và phân bón cùng với các phương tiện vận chuyển hiệu quả. Tất cả điều này là làm cho nhà sản xuất Lào có tính cạnh tranh hơn: giá của cải bắp Lào chỉ bằng một nửa so với Thái Lan.      

Ngày càng chọn lọc 

Nhu cầu đối với các loại rau được trồng phục vụ khoảng 600 triệu người tiêu dùng Đông Nam Á. Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, tiêu thụ bình quân đầu người tăng lên khoảng 60kg một năm trong năm 2011. Nó đã tăng khoảng 20% trong 10 năm. 

"Khi thu nhập tăng lên, mọi người có xu hướng tiêu thụ nhiều rau và trái cây, cũng như thịt giàu protein. Và khi đó, họ trở nên chọn lọc hơn về chất lượng." Ông Hiroyuki Konuma, đại diện khu vực của FAO Châu Á và Thái Bình Dương cho biết.

Điều này được thể hiện rất rõ ở thị trường Thái Lan. Emporium, một cửa hàng bách hóa cao cấp tại Bangkok, bán rau Otento. Tiếp thị thương hiệu để đảm bảo an toàn và hương vị của các loại rau, thanh toán sản phẩm như tiêu chuẩn Nhật Bản. 

Khoảng 50 loại rau được bán dưới cái tên Otento, từ cải bắp Trung Quốc đến củ cải trắng và cà chua bi. "Chúng tôi nghĩ rằng việc tăng thu nhập sẽ làm tăng nhu cầu về rau quả tươi và sạch.” Kenji Masaki, chủ tịch Otento (Thái Lan) cho biết. Công ty là một chi nhánh của Wagoen, một hợp tác xã nông nghiệp có trụ sở tại tỉnh Chiba của Nhật Bản. 

Người tiêu dùng ngày càng chú trọng tới chất lượng rau quả

Người tiêu dùng ngày càng chú trọng tới chất lượng an toàn rau quả. Ảnh minh họa.

Các cơ sở của Thái Lan được thành lập vào năm 2007 như là một thương hiệu cung cấp minh bạch các sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Họ ký hợp đồng với nông dân dùng ít hoá chất nông nghiệp hoặc các loại rau hữu cơ và hỗ trợ cho họ bí quyết sản xuất. Và bây giờ các thương hiệu được săn đón, rau quả được phân phối bán buôn một số lượng lớn tại các siêu thị ở Bangkok. 

Không gian để phát triển 

Tại Việt Nam, An Phú Lacue là công ty chuyên sản xuất các loại rau salad theo công nghệ Nhật Bản tại Đà Lạt. Kawakami là một trong những nhà sản xuất lớn nhất của Nhật Bản về các loại rau salad. Công ty thông qua các phương pháp canh tác tương tự tại Việt Nam, giữ hóa chất ở mức tối thiểu. 

Các sản phẩm thương hiệu Asagiri có giá 55.000 đồng cho mỗi kg, gấp đôi so với loại thông thường. Tuy nhiên, độ sắc nét, hương vị ngọt ngào và uy tín của thương hiệu về chất lượng đã chiếm được lòng tin của dân tại thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác.

Với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, An Phú Lacue gần đây mở rộng diện tích canh tác của mình đến 40.000 mét vuông so với lúc bắt đầu sản xuất trong năm nay, nó chỉ có 5.000 mét vuông. Đến cuối năm, mục đích của công ty là lên tới ít nhất 60.000 mét vuông. Từ đó, có thể bắt đầu vận chuyển sản phẩm đến Singapore và Nhật Bản. 

Phân phối vẫn còn là một thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh rau quả rất phát triển ở Đông Nam Á. Với khí hậu nhiệt đới ở các quốc gia Đông Nam Á thì dây chuyền lạnh hiệu quả - bao gồm cả xe tải đông lạnh và kho lạnh bảo quản - là rất cần thiết để giữ cho rau quả tươi khi vận chuyển xa.

Đinh Trang


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang