Kinh nghiệm nâng cao chất lượng không khí từ các nước lớn

author 09:00 14/08/2014

(VietQ.vn) – Ban hành luật về không khí trong sạch của Mỹ, áp dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn phát thải chất thải của Nhật là những bài học Việt Nam cần học hỏi để nâng cao chất lượng không khí.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, với hàng loạt các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông, con người đang tự làm ô nhiễm và gây hại chó chính mình bằng những loại khí thải cho chính mình tạo ra.

Theo các nhà khoa học Đức, các loại khí thải công nghiệp như nitrogen dioxide (NO2), SO2, SO3, CO, CO2… trong bầu khí quyển phân bố trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước có nhiều nhà máy điện, công nghiệp nặng và nước di chuyển chủ yếu bằng xe máy, ôtô.

Mối nguy hại từ không khí nhiễm độc

Khí NO2 là một ví dụ điển hình của việc không khí nhiễm độc. Nếu thường xuyên tiếp xúc với khí độc này, con người sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, cụ thể là chúng ta sẽ bị mắc các bệnh trầm trọng về đường hô hấp, tác động đến thần kinh và phá hủy mô tế bào phổi, làm chảy nước mũi, viêm họng. 

Chất lượng không khí đang suy giảm nghiêm trọng

Chất lượng không khí đang suy giảm nghiêm trọng. Ảnh minh họa

NO2 cũng góp phần vào sự hình thành những hợp chất như tác nhân quang hóa và tạo axit, tính chất quan trọng của nó trong phản ứng quang hoá là kết nạp bức xạ tử ngoại đóng vai tró quan trọng trong sự hình thành khói quang học, có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hỏng vải bông ,và nylon, làm han gỉ kim loại và sản sinh ra các phân tử nitrat làm tăng sự tàng trữ của hạt trong không khí. Ngoài ra, NO2 là chất góp phần gây thủng tầng Ozon.

Như vậy, ô nhiễm không khí có tác động cực kỳ xấu đến con người và môi trường tự nhiên. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (gây các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư…), gây tổn hại kinh tế, khiến cho môi trường tự nhiên xuống cấp (mưa axit). Ước tính, có 12.000 đến 24.000 trường hợp tử vong tại Anh hàng năm do tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm. 

Các biện pháp quản lý chất lượng không khí trên thế giới

Mục tiêu chính của việc quản lý chất lượng không khí vùng đô thị là nâng cao chất lượng dân sinh tại những vùng có đông dân cư và tập trung nhiều nhà máy công nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học nói riêng và con người nói chung là cải thiện môi trường sống thật lành mạnh, trong sạch. 

Các nước lớn đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo đảm chất lượng không khí

Các nước lớn đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo đảm chất lượng không khí. Ảnh minh họa

Năm 1995, các nước châu Âu, đặc biệt là Anh đã đưa ra danh mục tiêu chuẩn chất lượng không khí dựa trên mức độ lượng khí thải công nghiệp thải ra. Cụ thể, mỗi năm lượng NO2 được phép thải ra trên toàn nước Anh là 200 μg/m3, khí benzen là 16,25 μg/m3, lưu huỳnh điôxit (SO2) là 20 μg/m3, CO là 10,0 μg/m3…

Tại Mỹ, ngay từ năm 1970, Chính phủ đã ban hành luật về không khí trong sạch. Theo đó, tất cả các khu vực có dân số trên 50.000 người đều phải có một cơ quan quy hoạch vùng đô thị (MPO). MPO có trách nhiệm thực hiện quy hoạch giao thông bao gồm quy hoạch dài hạn và quy hoạch ngắn hạn tương thích các mục tiêu chất lượng không khí đề ra. Điều này nhằm đảm bảo việc nâng cấp hệ thống giao thông không làm ô nhiễm bầu khí quyển. 

Riêng Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải chất thải, kiểm soát ô nhiễm nước, không khí và giám sát ô nhiễm chất độc hại. 

Và bài học cho Việt Nam

Đối với Việt Nam, với lượng phương tiện giao thông bằng xe máy tăng lên không ngừng cùng các nhà máy công nghiệp mọc lên ồ ạt thì vấn đề không khí nhiễm độc đang ở tình trạng đáng báo động. 

Việt Nam cần sớm đề ra các biện pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng không khí

Việt Nam cần sớm đề ra các biện pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng không khí. Ảnh minh họa

Vấn đề này đòi hỏi chính phủ và cơ quan chức năng phải có những biện pháp kịp thời, triệt để và bền vững. Bên cạnh việc tham khảo những bài học quản lý môi trường và không khí hữu ích từ các quốc gia phát triển, Việt Nam cần có những chính sách nhất quán từ chính phủ và ý thức bảo vệ môi trường sống cao từ cộng đồng.

Song song với việc tăng cường hoạt động quản lý về bảo vệ môi trường vùng đô thị nói riêng và môi trường sống nói chung là việc đẩy mạnh phát triển kỹ thuật, công nghệ bảo vệ môi trường. Ví dụ như việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn KCN, CCN, kể cả chất thải nguy hại, ứng dụng công nghệ về sản xuất sạch, sạch hơn nhằm phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn trong các hoạt động sản xuất,...

Bên cạnh đó, yếu tố cộng đồng chung tay tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường và giảm thiểu ô nhiễm không khí là yếu tố tối cần thiết. Thông qua các chiến dịch truyền thông để nâng cao ý thức bảo vệ không khí nói riêng và môi trường nói chung.

Thu Trang

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang