Kỷ niệm Ngày Đo lường thế giới 2019: Khẳng định tính ưu việt của định nghĩa SI mới

author 11:19 17/05/2019

(VietQ.vn) - Cùng với hội thảo “Tính ưu việt của định nghĩa SI mới”, Lễ kỷ niệm Ngày Đo lường thế giới đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Hội Đo lường Việt Nam tổ chức sáng nay (17/5).

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

 Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Trần Văn Vinh phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Trần Văn Vinh cho biết, thoả thuận cấp quốc tế đầu tiên về đo lường đã ra đời đó là Công ước Mét với 17 nước tham gia ký kết vào ngày 20/5/1875 tại Paris - Cộng hoà Pháp. Đây cũng là bước đầu tiên tiến tới hệ đơn vị đo lường đồng bộ trên toàn thế giới và nay là hệ đơn vị đo lường quốc tế SI. Với ý nghĩa đó và ghi nhớ lại mốc lịch sử quan trọng đầu tiên này, toàn thế giới đã lấy ngày 20/5 hằng năm là Ngày Đo lường thế giới.

Kỷ niệm Ngày Đo lường thế giới 2019 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đúng ngày 20/5/2019 Hệ đơn vị quốc tế mới (SI mới) sẽ có hiệu lực. Kể từ ngày hệ SI ra đời (10/1960) đến nay đã có nhiều lần thay đổi theo đà phát triển của khoa học và công nghệ, nhưng lần thay đổi này là sự kiện chưa từng có.

Ông Vũ Khánh Xuân - Chủ tịch Hội Đo lường Việt Nam chia sẻ về thông điệp Ngày Đo lường thế giới 2019.

Hội thảo có sự tham dự của đông đảo đại biểu đến từ các bộ ngành, doanh nghiệp.

Theo đánh giá, SI mới có thể đón nhận được những cải tiến của công nghệ và khoa học trong tương lai và đáp ứng được các nhu cầu mới của người sử dụng trong nhiều năm tới. Chính vì thế, BIPM và BIML đã chọn chủ đề cho Ngày Đo lường thế giới năm nay là: “SI tốt hơn hẳn”.

Cùng ngày, hội thảo “Tính ưu việt của định nghĩa SI mới” cũng đã làm rõ một số nội dung mới thay đổi trong hệ đơn vị đo lường quốc tế SI; sự phát triển các hằng số của hệ đơn vị quốc tế; nội dung và quá trình tiến tới SI mới. Đồng thời đề cập đến những định hướng của đo lường Việt Nam để đón nhận sự thay đổi về đơn vị đo lường quốc tế SI, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ về đo lường cho các doanh nghiệp.

Hội thảo sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động đo lường trong toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, nhu cầu quản lý, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh nhấn mạnh.

Đề cập đến hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về đo lường, ông Trần Quý Giầu - Phó Vụ trưởng Vụ Đo lường - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, thời gian vừa qua các bộ, ngành đã tích cực phối hợp với Tổng cục TCĐLCL - Bộ KH&CN để xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về đo lường. Đáng chú ý là xây dựng, sửa đổi Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

Toàn cảnh hội thảo.

“Tổng cục TCĐLCL đã nhận được nhiều ý kiến từ Bộ, ngành như các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Chính, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ NN& PTNT, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương... về các vấn đề như bổ sung các phương tiện đo, tăng chu kỳ kiểm định công tơ điện; Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông; Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới loại lắp đặt cố định... Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiếp thu, xử lý, hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN và đang làm thủ tục để trình ký ban hành trong thời gian sắp tới”, ông Giầu cho biết.

Ngoài ra, Tổng cục cũng đã phối hợp tham gia xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện Nghị định 105/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa quốc gia, 1 cửa ASEAN, Nghị Quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử,…ông Giầu thông tin thêm.

Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập quốc tế(VietQ.vn) - Chiều 19/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Diễn đàn phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, để triển khai Quyết định 996 của Thủ tướng nhằm tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường.

Thanh Uyên

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang