Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Cách chọn môn thi hợp lý nhất

author 05:51 27/03/2015

(VietQ.vn) - Thí sinh nên lựa chọn môn thi như nào trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2015?

Thầy Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cho lời khuyên về việc chọn môn thi như sau:

Kỳ thi HTPT quốc gia năm 2015 được tổ chức thì 8 môn từ ngày 1-4/7/2015, mỗi buổi thi 1 môn (sáng ngày 30/6/2015 làm thủ tục dự thi). Danh sách 8 môn thi (xếp theo thứ tự trong lịch thi): Toán, Ngoại Ngữ, Ngữ Văn, Vật Lý, Địa Lý, Hoá Học, Lịch Sử, Sinh Học.

Cách chọn môn thi hợp lý trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015
Cách chọn môn thi hợp lý trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015

Đối với học sinh lớp 12 chưa tốt nghiệp THPT (cả thí sinh đang học lớp 12 tại trường lẫn các thí sinh tự do đang tự ôn thi).

Bước 1: Chọn 3 môn thi bắt buộc Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ (đối với học sinh học ở các trường được Bộ đồng ý chọn môn thay thế môn ngoại ngữ thì không chọn môn này).

Bước 2: Đối với các thí sinh muốn xét tuyển vào ĐH: Vào web site của các trường ĐH xem ngành dự kiến xin xét tuyển cần điểm của môn gì. Nếu các môn đó không trùng vào 3 môn đã được chọn ở bước 1 thì bổ sung vào danh sách. Nếu tất cả 3 môn theo yêu cầu của ngành xét tuyển ĐH trùng với 3 môn đã chọn thì cũng phải chọn thêm 1 môn thì mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT, nghĩ là phải thi tối thiểu 4 môn. Lưu ý: Nên chọn các tổ hợp môn xét tuyển ĐH theo khối truyền thống để được xét theo chỉ tiêu nhiều hơn (75% chỉ tiêu), các tổ hợp môn không theo khối truyền thống chỉ sử dụng 25% chỉ tiêu.

Đối với các thí sinh chỉ muốn lấy bằng tốt nghiệp THPT và không có nhu cầu vào học ĐH: chỉ cần chọn thêm 1 môn ngoài 3 môn chọn ở bước 1. Đối với các thí sinh được chọn môn thay thế ngoài ngừ thì phải chọn thêm 2 môn. Nhắc lại: phải thi tối thiểu 4 môn thì mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT.

Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT: Chỉ cần dự thi các môn theo yêu cầu của các ngành xét tuyển ĐH. Không cần chú ý đến các môn xét tốt nghiệp THPT. Nhắc lại sự lưu ý: Nên chọn các tổ hợp môn xét tuyển ĐH theo khối truyền thống để được xét theo chỉ tiêu nhiều hơn (75% chỉ tiêu), các tổ hợp môn không theo khối truyền thống chỉ sử dụng 25% chỉ tiêu.

từ ngày 1 đến 30/4, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ ĐKDT gồm 2 Phiếu ĐKDT, bản photocopy 2 mặt Giấy chứng minh nhân dân trên 1 mặt giấy A4, 2 ảnh 4x6 và một phong bì thư ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trong Túi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ GD&ĐT.

Sau ngày 30/4, thí sinh không được đổi môn thi đã ĐKDT và môn đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh tự do có thể nộp Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT khi nộp Phiếu ĐKDT.

Khi đi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có Giấy chứng minh nhân dân. Các sở GD&ĐT, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có Giấy chứng minh nhân dân trước khi nộp Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT). Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân thì phần mềm quán lý thi (QLT) sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý. Sau khi nộp Phiếu ĐKDT, thí sinh sẽ được đơn vị ĐKDT cấp một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào phần mềm QLT qua internet tại địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn.

Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào phần mềm QLT từ khi ĐKDT đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu. Thí sinh cần giữ kín tài khoản và mật khẩu của mình. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì có thể xin cấp lại bằng cách liên hệ với đơn vị ĐKDT, hoặc sử dụng chức năng gửi mật khẩu về email (địa chỉ email đã ghi trong Phiếu ĐKDT) trên hệ thống.

Tùy từng thời điểm, khi đăng nhập vào phần mềm QLT, thí sinh có thể biết được các thông tin như: thông tin ĐKDT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 30/4); thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 30/5); Giấy báo dự thi; địa điểm thi; kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT; kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang