Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Vì sao Bộ GD-ĐT thay đổi quy chế tuyển sinh?

author 06:30 20/04/2015

(VietQ.vn) - Vì sao Bộ GD-ĐT thay đổi quy chế tuyển sinh kỳ thi THPT Quốc gia 2015, cho phép 4 nguyện vọng có giá trị như nhau?

Sự kiện: Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2016

Quy chế tuyển sinh mới cũ Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 công bố cuối tháng 2/2015 quy định: trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được đăng ký 4 nguyện vọng vào 4 ngành của một trường, xếp thứ tự từ 1 đến 4.

Nhưng Quy chế tuyển sinh THPT Quốc gia 2015 sửa đổi tháng 4/2015 cho phép mỗi thí sinh đăng ký tối đa 4 nguyện vọng trong một lần xét tuyển; và 4 nguyện vọng đó bình đẳng như nhau, không phân biệt.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Quy chế tuyển sinh thay đổi có lợi cho thí sinh
Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Quy chế tuyển sinh thay đổi có lợi cho thí sinh điểm cao

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, đại diện Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT cho biết lý do của sự thay đổi này là từ đề xuất của các trường: Quyết định đỗ hay trượt phải dự vào năng lực của thí sinh dựa vào điểm chứ không thể dựa vào mức ưu tiên do thí sinh tự chọn.

Ví dụ, nếu hai thí sinh cùng thi vào trường ĐH Ngoại thương, với các nguyện vọng khác nhau trong cùng một đợt thì thí sinh nào có điểm cao hơn sẽ đỗ (trước kia có thể điểm cao sẽ trượt nếu không chọn nguyện vọng 1).

Như vậy, các thí sinh đạt điểm cao sẽ không lo bị "trượt oan" do chọn sai nguyện vọng.

Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ sau đây: Học bạ; Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp trung học đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp trung học để đối chiếu kiểm tra; Giấy khai sinh; Các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT; Giấy triệu tập trúng tuyển.

Đối với thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển: Nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học; Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

Chỉ có Chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó. Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. 

Hiện nay, tại Hà Nội, có hơn 20 điểm thi phục vụ các thí sinh thuộc các huyện: Thanh Trì, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Quốc Oai, Hoài Đức, Thạch Thất, Ba Vì, thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Đông Anh, Chương Mỹ (trừ các trường THPT Xuân Mai, THPT Ngô Sỹ Liên - Chương Mỹ), Gia Lâm (trừ các trường THPT Dương Xá, THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Lý Thánh Tông, THPT Tô Hiệu - Gia Lâm, Trung tâm giáo dục thường xuyên Phú Thị).

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có hai loại cụm thi: Cụm thi do các trường Đại học chủ trì (để phục vụ thí sinh có nguyện vọng vừa xét tốt nghiệp THPT vừa tuyển sinh đại học, cao đẳng) và cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì (dành cho thí sinh có nguyện vọng chỉ xét công nhận tốt nghiệp THPT). Hà Nội có 8 cụm thi do các trường Đại học chủ trì, gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thủy lợi; Đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện kỹ thuật quân sự; Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thu Hà


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang