Kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái mang lại hiệu quả kinh tế cao

author 06:25 22/07/2017

(VietQ.vn) - Kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái đơn giản hơn so với những giống lợn khác vì giống này ưu điểm về tính thích nghi, khả năng tăng trưởng, khả năng sinh sản và nuôi con rất tốt.

Lợn móng cái là giống lợn thuần chủng, có từ lâu đời tại Quảng Ninh và nay được phát triển ra nhiều địa phương của miền Bắc và một số tỉnh miền Trung. Lợn nái Móng Cái hiện đang là đàn nái nền nuôi phổ biến ở nước ta. 

 

Lợn Móng Cái có khả năng thích nghi, tăng trưởng, sinh sản và nuôi con rất tốt.  Ảnh: Internet

Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái

Ngoại hình: Đầu đen, giữa trán có một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục. Mõm trắng, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang, vành trắng này kéo dài tới bụng và 4 chân. Lưng và mông màu đen, khoảng này kéo xuống 1/2 bụng và bịt kín mông tạo thành lang "yên ngựa". Lợn có đầu to, mõm bẹ dài vừa phải, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng, hơi võng. Bụng tương đối gọn, càng về sau bụng càng sệ, lông thưa và nhỏ, da mỏng, mịn, chân sau đi bàn, lợn đa số có từ 12 vú trở lên.

Đặcđiểm sinh sản: Thành thục tính sớm, 4-5 tháng tuổi đã xuất hiện động dục, tuy nhiên để phối giống được, lợn phải đạt trên 7 tháng tuổi, trọng lượng trên 60 kg. Lợn mắn đẻ, đẻ nhiều con, nuôi con khéo, sức tiết sữa cao, chi phí thức ăn thấp.

Chọn giống

Cần chọn lợn có nguồn gốc bố mẹ là giống tốt. Con bố phải được kiểm tra năng suất cá thể ở các cơ sở lợn giống, đạt 2 chỉ tiêu: Tốc độ tăng trọng bình quân 350g/ngày trở lên. Tiêu tốn thức ăn: dưới 4 kg/1kg tăng trọng. Con mẹ sản xuất phải đạt 18 lợn con cai sữa/năm, trọng lượng cai sữa trên 100 kg/năm, lợn con có độ đồng đều (cai sữa 45 ngày).

Chọn lợn có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa 2 vú đều nhau, không có vú kẹ. Lợn có 4 chân chắc chắn, khoảng cách giữa 2 chân trước và chân sau vừa phải, móng không toè, đi đứng tự nhiên, không đi chữ bát, vòng kiềng hay đi bàn.

 

Kỹ thuật nuôi bò thịt cho năng suất cao, thu lãi tiền tỷ(VietQ.vn) - Kỹ thuật nuôi bò thịt rất đơn giản mà đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con trong khi thịt bò đang dần trở thành một loại thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Phối giống

Lợn 7 - 8 tháng tuổi đạt trọng lượng 50 - 60 kg có thể cho phối giống, nên phối giống ở lần động đực thứ 2. Lợn nái động dục thường đứng nằm không yên, ít ăn đến bỏ ăn..., thời gian động dục kéo dài từ 3 đến 4 ngày.

Nái tơ thường cho phối giống vào sáng hay chiều ngày thứ 3 (tính từ lúc bắt đầu động dục). Nái dạ thường cho phối giống vào cuối ngày thứ 2 hay đầu ngày thứ 3 (tính từ lúc bắt đầu động dục). Nên cho phối giống 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn

Các nguồn thức ăn gồm nhóm nguồn thức ăn cung cấp tinh bột: Cám gạo, bột ngô, bột củ sắn, bã bia, bỗng rượu, cơn thừa, khoai lang, khoai tây, bã đậu ....; Nguồn thức ăn cung cấp đạm gồm có: Bã mắm, khô dầu, đậu tương ép, khô lạc, đỗ tương, bột cá ...; Nguồn thức ăn cung cấp khoáng: Bột xương, bột đá, bột sò...; Nguồn bổ xung Vitamin: Các loại rau như : Rau muống, rau lấp, dây lang, thân cây lạc, thân cây khoai nước, các loại bèo (bèo tấm, bèo tây, bèo dâu), thân cây chuối, các loại lá rau như lá su hào, bắp cải...

Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc: Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau; Mật độ nuôi thích hợp như sau: từ 10 - 35 kg có 0,4 - 0,5 m2/con, từ 35 - 100 kg có 0,8 m2/con.

Phòng bệnh

Nên tiêm phòng cho heo lúc 8 – 12 tuần tuổi (giai đoạn trước khi heo đưa vào nuôi thịt). Tiêm các loại vacine thông thường (Dịch tả, FMD), riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy giun sán: Trước khi đưa heo vào nuôi thịt nên tiến hành tẩy các loại giun sán.

Minh Châu

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang