Kỹ thuật phòng trừ rầy lửa, rầy nhớt đảm bảo năng suất khổ qua

author 16:08 27/07/2015

(VietQ.vn) - Để hạn chế nhóm bọ trĩ và nhóm rầy nhớt gây hại trên cây khổ qua bà con nên chủ động phun thuốc ngay khi chúng chớm xuất hiện hay ngay khi cây ra đọt non, như vậy năng suất mới có thể đảm bảo.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo tin tức từ báo Nông nghiệp Việt Nam, đối tượng gây hại đáng kể nhất với cây khổ qua là bọ trĩ (còn gọi bù lạch, rầy lửa - thrips sp) và nhóm rệp (còn gọi rầy nhớt - Aphis spp.). Bọ trĩ gây hại nghiêm trọng ở các vùng chuyên canh cây khổ qua và phát triển thành dịch hại suốt trong năm..

Ấu trùng có màu trắng hơi vàng, thành trùng có màu sẫm hơn hoặc nâu, di chuyển lẹ, sống tập trung ở đọt non, chích hút nhựa làm chùn ngọn, khô đọt, cây không vươn lóng, trái không phát triển.

Nhóm rệp hay rầy nhớt (Aphis spp.) còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn bị chùn đọt lại và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm.

Để hạn chế nhóm bọ trĩ và nhóm rầy nhớt gây hại trên cây khổ qua bà con nên chủ động phun thuốc ngay khi chúng chớm xuất hiện hay ngay khi cây ra đọt non bằng thuốc trừ sâu Marshal 200SC, thuốc chứa 200g/lít họat chất Carbosunlfan có cơ chế tác động lên sâu hại ở cả 3 đường: tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn.

Nắm vững kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo năng suất khổ qua

Nắm vững kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo năng suất khổ qua. Ảnh minh họa

Thuốc Marshal phân bố mạnh và đồng đều trong mô cây, diệt hữu hiệu các côn trùng gây hại bên trong lẫn bên ngoài cây trồng, đặc biệt hiệu quả cao đối với các loài sâu chích hút, với liều sử dụng là 1 lít cho 1 ha.

Để hạn chế tính kháng thuốc của côn trùng bà con có thể luân phiên với thuốc trừ sâu Proclaim 1.9 EC, đây là thuốc trừ sâu có nguồn gốc thiên nhiên, tác động tiếp xúc và vị độc, đặc trị sâu kháng, rất an toàn cho cây trồng, người phun và thiên địch, phù hợp chương trình sản xuất rau an toàn, IPM, GAP, liều sử dụng 400ml cho 1ha.

Bên cạnh đó, ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae): ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục thành đường hầm ngoằn ngèo bên trong trái làm trái thối vàng, rụng sớm. Nên thu gom tiêu diệt trái rụng xuống đất, cày phơi đất sau vụ hoặc cho nước ngập ruộng vài ngày để diệt nhộng.

Phun ngừa ruồi bằng các thuốc Sherpa, Karate, Cyper-alpha, Cyperan. Nếu ruồi ở mật độ cao có thể dùng dấm pha với một ít đường và trộn với thuốc trừ sâu, xong đặt rải rác, 6 -10 m một bẩy. Cũng có thể dùng giấy báo, bao nilong để bao trái sau khi trái đậu 2 ngày.

Hoặc dùng 3 trái chuối chín nguyên vỏ cắt thành từng lát dày 1cm (mỗi trái cắt 6-7 khoanh), tẩm vào 1 gói Actara 25WG 1g với 1 lít nước vừa đủ hòa tan thuốc để làm bã mồi, dùng lạt mềm treo các khoanh chuối này vào trong giàn khổ qua, chừng 3m treo 1 bả. Vì thuốc không mùi nên ruồi vàng khi bén mùi trái cây chín thì bay tới kiếm ăn, trong đó có cả ruồi đen, gián, mòng… Sau 4-5 ngày bả khô thì thay bả mới. 

Sâu ăn lá cũng là tác nhân khiến năng suất khổ qua giảm. Sâu này do loại bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4-5 ngày, theo thông tin từ CTCP Phân bón Hà Lan. 

Sâu nhỏ, dài độ 8-10mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. Sâu đủ lớn, độ 2 tuần làm nhộng trong lá khô. Phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ như thuốc trừ rệp dưa, bọ rầy dưa.

Hạnh Chi


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang