Bất ngờ với ý nghĩa của cây Phong lữ ai cũng nên biết để trồng tại nhà

author 07:02 02/10/2017

(VietQ.vn) - Kỹ thuật trồng cây hoa phong lữ ngoài điều kiện trồng, chăm sóc thì việc chọn giống cực kỳ quan trọng giúp cây không bệnh tật.

Sự kiện: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa

Hoa Phong lữ hay còn có tên là Thiên trúc quỳ - là giống hoa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Ở Việt Nam hiện nay, Phong lữ thảo rất được mọi người yêu thích bởi màu sắc đa dạng và luôn rực rỡ trong những ngày mùa Đông lạnh giá. Mỗi màu sắc hoa Phong lữ thảo lại mang những ý nghĩa khác nhau: Ví như hoa Phong lữ màu hồng  biểu trưng cho sự ưu ái, màu đỏ lại mang tên sự ngu ngốc , màu trắng tượng trưng cho tình bạn chân thành…

Đặc biệt, mùi hương của cây Phong lữ giúp tăng cường sự tỉnh táo nhạy bén trí não. Loại thảo mộc này là gia vị cho món ăn chế biến từ gà hay cá có tác dụng kích thích tiêu hoá và cải thiện hệ thống miễn dịch.

Cây Phong lữ ngoài làm cảnh còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt cho gia chủ. Ảnh minh họa

Cây Phong lữ ngoài làm cảnh còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt cho gia chủ. Ảnh minh họa 

Chọn hạt giống

Trồng và chăm sóc cây hoa có thành công hay không có lẽ bước đầu tiên phải kể tới đó là cách lựa chọn giống. Nếu giống không tốt cây sẽ còi cọc nhiều bệnh, ra hoa không đều, màu sắc không rực rỡ. Do đó, hãy lựa chọn giống ở những cửa hàng bán giống uy tín nhất với những yêu cầu như hạt phải mẩy, chắc, bóng, đều nhau...

Kỹ thuật trồng cây Phong lữ

Trước tiên cần đổ đất trồng vào chậu có lỗ thoát nước ở đáy, sau đó tiến hành gieo hạt rồi phủ lên mặt hạt giống một lớp đất mỏng, tưới nước phun sương cho hạt giống ngấm nước, bạn có thể phủ một lớp nilon mỏng lên để giữ ẩm cho cây.

Khoảng 3-5 ngày sau khi cây bắt đầu lên mầm, bỏ lớp nilon ra và thường xuyên giữ ẩm cho cây. Khi mầm cây có lá đầu tiên thì trồng cây ra các chậu khác to hơn để cây phát triển và ra hoa. Nên nhớ khi chuyển cây sang chậu khác, bạn nên nhẹ tay tránh làm đứt rễ cây . Khi cây phân nhánh tốt nên bón phân cho cây theo định kỳ 15 ngày/ lần để cây khỏe và có nhiều nụ hoa hơn.

Ngoài phương pháp gieo hạt, Phong lữ còn được trồng bằng cách giâm cành. Khi giâm bạn nên chọn các chồi không có nụ hoa ở phía trên dùng kéo cắt ngang dưới mắt lá. Cắm cành giâm vào đất có chứa hỗn hợp cát và than bùn với tỉ lệ bằng nhau. 

Kỹ thuật chăm sóc hoa Phong lữ thảo

Tuy cây có thể chịu hạn tốt nhưng không được vì thế mà bạn chủ quan không cho cây uống nước. Tùy theo điều kiện khí hậu mà cung cấp nước cho cây cho phù hợp, cây phải luôn được giữ ẩm mới phát triển tốt được.

Vào mùa Xuân bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây, phân phủ quanh gốc cây, tránh bón phân lên lá cây làm chúng có thể ngộ độc và chết. Ngoài ra cũng cần thường xuyên ngắt bỏ những lá úa, những phần cây hoa bị chết. Ở Phong lữ thường gặp một số bệnh như: rệp sáp, rầy, thối nhũn do nấm. Cần theo dõi và cắt tỉa những lá úa để thông thoáng cho cây, loại bỏ cành sâu bệnh, tránh lây lan….

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Phong lữ không quá khó nhưng hơi phức tạp trong việc chăm sóc. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Phong lữ không quá khó nhưng hơi phức tạp trong việc chăm sóc. Ảnh minh họa 

Lợi ích và ứng dụng cây hoa Phong lữ 

Với hình dáng đẹp nhỏ nhắn từ lá, hoa, màu sắc và cả hương thơm từ lá có tác dụng xua đuổi côn trùng. Ngoài ứng dụng trong trang trí, các loại cây Phong lữ thảo còn là vị thuốc trong y học. Theo lương y Trần Văn Tình- chủ cửa hàng thuốc Đông y tại TP. Bắc Ninh thì cây Phong lữ được chế thành thuốc bổ chống suy nhược với hương thơm từ lá làm tăng cường sự nhạy bén, tỉnh táo của trí não, khả năng khử trùng rất tốt.

Lá cây, cuống và hoa đều được cắt, chưng cất làm tinh dầu đuổi muỗi hoặc để sản xuất nước hoa cho nam giới. Trong ẩm thực Phong lữ còn được lựa chọn làm gia vị cho các món cá, gà, giup tăng cường hệ miễn dịch và kích thích tiêu hóa rất tốt.

 

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang