Kỹ thuật trồng chanh tứ quý ra nhiều quả

author 05:45 03/10/2016

(VietQ.vn) - Chanh tứ quý là giống chanh ra quả quanh năm và đặc biệt không có hạt, kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh tứ quý khá đơn giản.

Sự kiện: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa

Chanh tứ quý là giống chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong một vài năm nay. Đặc điểm cây khỏe mạnh, lá lớn, không gai, trái chùm, cây có thể cho năng suất trái 150-200 kg/năm. Trái chanh to có vỏ mỏng, không hạt, nhiều nước, vị chua mùi thơm.

 Chanh tứ quý là giống chanh không hạt cho năng suất cao

Nên trồng chanh vào mùa mưa để cây có thể phát triển tốt nhất và không phải tưới nước nhiều.

Chuẩn bị đất trồng:

Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5 – 8, chanh không chịu úng nước và mặn do đó cần đào kênh hoặc lên luống cao để thoát nước.

Nên đào hố trước khi trồng 1-2 tháng, kích thước hố trồng 0,6 x 0,6 x 0,6m với vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.

Chanh tứ quý trồng  tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn 

Kỹ thuật trồng:

Trồng bằng cây giống, đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Sau khi trồng xong phải cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây.

Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.

Chăm sóc:

Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.

Đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.

 Chanh tứ quý ra quả từng chùm cho năng suất cao

Cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.

Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Thiên lý để không bị sâu bệnh(VietQ.vn) - Hoa thiên lý là cây cảnh có hoa đẹp thơm, nhưng cũng là một món ăn ngon của người Việt, để có một dàn thiên lý đẹp cần có kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Bón phân:

Bón 20-30 kg phân chuồng và 1- 2 kg tro/hốc/ năm (bón 1-2 lần/năm) cho mỗi cây.

Năm thứ nhất: bón 0,5-1,0kg sulfat đạm hoặc dùng phân urê bón 0,25-0,5kg + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8)

Năm thứ hai: 1,0-2,0kg sulfat đạm hoặc dùng phân urê bón 0,5-1,0kg + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8).

Năm thứ ba trở đi: 2,0-2,4kg sulfat đạm hoặc dùng phân urê bón 1,0-1,2kg + 0,5kg NPK (16-16-8) + 1 kg vôi. Do thu quả rải rác nên chia phân ra bón từ 4 – 5 lần/ năm.

Phòng trừ sâu bệnh hại:

Bệnh thán thư: Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện bằng các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Copper B 75 WP, Benomyl 50 WP, Antracol 70 WP, Bavistin 50 FL, Daconil 75 WP, Ridomil MZ 72 WP... liều lượng 15-30 g(cc)/8 lít, phun 7-10 ngày/lần, nên thay đổi thuốc sau vài lần phun để tránh sự quen thuốc của mầm bệnh.

Bệnh thối gốc chảy nhựa: Dùng Copper Zinc 85 WP, Mancozeb 80 WP, Dithane M45 80 WP, Champion 77 WP pha đặc phết vào vết bệnh 7 ngày/lần.

Nhóm rệp sáp (rệp sáp, rệp bông, rệp dính): Nên sử dụng phối hợp thuốc hóa học với dầu khoáng.

Thu hoạch và bảo quản:

 Chanh ra hoa đươc 4 tháng là có thể thu hoạch được

Khoảng 4 tháng sau khi hoa nở thì có thể thu hoạch được. Thu khi quả có vỏ căng, bóng, thu hái nhẹ nhàng, tránh rụng lá gãy cành.

Sau khi thu hoạch để chanh ở khu vực thoáng mát, cách mặt sàn 10-15cm. Có thể dùng các loại hóa chất bảo quản để chanh được tươi lâu.

Lê Chính (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang