Kỹ thuật trồng hoa Dạ Yến thảo tô điểm cho ban công nhà bạn

author 07:23 21/10/2016

(VietQ.vn) - Kỹ thuật trồng hoa Dạ Yến thảo không quá cầu kỳ nhưng lại tô điểm cho ban công, tường rào nhà bạn thêm xinh.

Sự kiện: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, hoa cảnh đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Bất kể loại cây hay hoa nào, chỉ cần để ý một chút đến kỹ thuật đều có thể cho ra những sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ và bền lâu. Đặc biệt đối với một loại hoa dễ trồng như Dạ Yến thảo.

Tên Việt Nam chính xác nhất là "Dã Yến thảo" nhưng người ta thường gọi là Dạ Yến thảo, có lẽ đây là do cách phát âm của từng địa phương. Dạ Yến thảo là cây bản địa của các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ.

Dạ Yến thảo là cây thân cỏ, thích hợp trồng trong giỏ treo, nhiều hoa và nhiều màu rực rỡ. Hoa Dạ Yến thảo thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn, ban công, tường rào và là cây hàng năm. Phần lớn Dạ Yến thảo chúng ta trồng ngày nay là Dạ Yến thảo đã được lai tạo từ Petunia axillaris, Pentunia violacea và Pentunia inflata.

Kỹ thuật trồng hoa Dạ Yến thảo khá đơn giản.

Kỹ thuật trồng hoa Dạ Yến thảo khá đơn giản. Ảnh minh họa 

Hoa Dạ Yến thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt giống mùi benzen.

Chuẩn bị trước khi trồng hoa 

Hạt giống hoa Dạ Yến thảo: Đây là khâu quan trọng đầu tiên cần quan tâm, bởi vì chọn được hạt giống hoa tốt thì sẽ cho cây phát triển tốt, hoa đẹp, rực rỡ. Bạn có thể chọn hạt dạ yến thảo đơn (hoa có 1 cánh), Dạ Yến thảo kép (hoa có nhiều cánh), hoặc hoa đơn sắc, đa sắc tùy sở thích. Cách thức trồng và chăm sóc các loại này là như nhau.

Đất trồng: là loại đất tơi, xốp, thoát nước tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng, hoặc chọn giả thể là hỗn hợp đất phù sa, trùn quế tỉ lệ 1:1.

Tưới nước: Do hạt giống hoa rất bé, bạn nên dùng bình tưới phun sương, tưới nhè nhẹ hạt sẽ không bị vùi mất.

Ánh sáng và nhiệt độ: Trong thời gian ươm hạt đặt bầu ươm nơi bóng giâm, thoáng mát

Gieo hạt Dạ yến thảo

Sau khi chuẩn bị đất và khay ươm thì rải đất dày chửng 3-5cm lên khay. Làm ẩm đất và rải hạt đều lên bề mặt. Sau đó phủ lên một lớp đất mỏng chừng 0,5cm. Dùng bình tưới phun sương để làm ẩm hạt và đất, có thể tưới 4-6 lần/ngày rồi đặt khay ươm vào chỗ mát, thoáng khí.

Kỹ thuật trồng nhãn cho quả sai trĩu cành(VietQ.vn) - Kỹ thuật trồng nhãn cho năng suất cao đòi hỏi phải có những kiến thức sâu rộng từ khâu chọn giống cho đến khâu chăm sóc.

Sau 5-7 ngày, hạt sẽ nảy mầm. Tiếp tục chăm sóc là tưới nước, đến khi cây có 3-4 lá con, cao từ 15-20cm thì có thể bứng cây ra trồng riêng.

Chăm sóc hoa những ngày đầu

Sau khi trồng cây vào chậu hoặc giỏ treo, trong vài ngày đầu nên đặt giỏ/chậu vào chỗ mát để cây bén rễ. Khi cây cứng cáp, chuyển ra chỗ có nhiều ánh sáng để cây quang hợp. Tưới nước từ 1-2 lần/ngày cho cây, chú ý dùng bình dạng xịt vì nếu tưới quá nhiều cây sẽ bị úng nước.

Mỗi tuần cần bón phân NPK cho cây bằng cách hòa loãng 1 muỗng phân với 2 lít nước. Tưới đều xung quanh gốc cây và tưới thêm nước sạch. Khi cây cao chừng 20 cm thì nên bấm ngọn để cây mọc thêm nhiều nhánh nhỏ, sẽ cho nhiều hoa hơn.

Cách chăm sóc hoa Dạ Yến thảo đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút và thường xuyên.

Cách chăm sóc hoa Dạ Yến thảo đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút và thường xuyên. Ảnh minh họa 

Sang chậu: Khi cây con được 10cm bạn có thể chuyển sang chậu lớn hơn. Trước khi sang chậu mới, dùng dao cắt dọc cốc rồi bỏ lớp nhựa cốc ra ngoài. Chậu nhựa chuyên dùng trồng dạ yến thảo dùng chậu nhựa thông minh, chậu hoa móc treo, chậu ốp tường. Đổ đất đầy chậu, làm hốc sâu bẳng bầu ươm, đặt bầu ươm vào hốc, ấn nhẹ đất cho chặt.

Chú ý loại bỏ lá khô, già úa để tránh sinh nấm bệnh, lây lan sang các cây khác. Nếu trời mưa to, nên di chuyển cây vào trong nhà vì dạ yến thảo là loại thân thảo, không chịu được úng nước.

Khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ sung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho hoa nhiều vì cây được trẻ hóa.

Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương. Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ xung thêm phân giàu đạm.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang