Kỹ thuật trồng hoa hồng môn trổ hoa theo ý muốn ở vườn nhà

author 22:47 09/12/2016

(VietQ.vn) - Kỹ thuật trồng hoa hồng môn và chăm sóc cho hoa nở đúng dịp Tết ngay lúc này là thời điểm tốt nhất cho những ai thích hoa hồng môn.

Sự kiện: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa

Kỹ thuật trồng hoa hồng môn và chăm sóc cho hoa nở đúng dịp Tết chỉ cần một vài cách đơn giản. Bởi hồng môn là loài cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn dễ sinh trưởng và phát triển. 

Hoa hồng môn gồm những tên gọi khác như môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ tên khoa học là Anthurium andraeanum là một loài hoa thuộc họ Ráy. Được bắt nguồn từ nước Colombia loài cây này được du nhập vào Việt Nam khá lâu với thổ nhưỡng và hình dáng cây thích hợp để trồng trên các trang trại lớn ở Đà Lạt và Sapa.

Kỹ thuật trồng hoa hông môn và cách chăm sóc cho hoa nở đúng dịp Tết cực đơn giản.

Kỹ thuật trồng hoa hông môn và cách chăm sóc cho hoa nở đúng dịp Tết cực đơn giản.  

Lá mọc tập trung trên mặt đất. Các lá hình trứng - hình mũi mác, giống hình trái tim, dài 25-30 cm, rộng 10-12 cm, trên trên cuống lá, dài 25-36 cm, với một uốn cong. Lá màu xanh bóng dày, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân mảnh. Cụm hoa cong, màu vàng nhạt. Quả mọng. Cây chịu bóng bán phần, thích hợp cho cây trồng nội thất, nhân giống dễ dàng từ tách bụi, nhu cầu nước trung bình ưa khí hậu mát ẩm.

Nhiệt độ và ánh sáng thích hợp

Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 % với nhiệt độ từ 18-20oC. Nếu độ ẩm quá thấp màu lá sẽ nhạt, nếu độ ẩm quá cao thì chậu cảnh dễ sinh bệnh. Nhiệt độ thấp hơn 15oC cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30oC thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây. Sau khi trồng cây thì các bạn nên tưới nước vào gốc khoảng 1-2 ngày một lần. Không nên tưới quá nhiều để tránh úng cây cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh. Mùa khô ngày tưới nước 2 lần.

Kỹ thuật tạo đất trồng

Kỹ thuật trồng hoa hồng môn đòi hỏi đất cần tươi xốp, giữ độ ẩm tốt, có thể sử dụng đất sạch trộn sẵn đang có mặt trên thị trường. Tùy vào nhu cầu trồng hồng môn mà chúng ta có thể trồng luống hoặc trồng thẳng vào chậu.

Nếu làm làm luống: rộng 1,6m, dài tùy theo khổ đất. Xung quanh có bờ để đổ vật liệu vào dày khoảng 20cm. Trồng hàng cách hàng 40x40cm. Sau đó chọn cây giống khi cây ra khoảng 2 ngôi, cao 10-15cm, 5-6 lá, 5-7 rễ, dài 3-5 cm, không có vết sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công thêm lãng mạn(VietQ.vn) - Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu không phải đơn giản nhưng chỉ cần bỏ chút thời gian nghiên cứu và chăm sóc sẽ có chậu hoa đẹp đặt tại ban công.

Lấy cây con ra khỏi bầu cũ, đặt vào chậu mới, đường kính tùy theo tuổi cây dùng giá thể đã trộn sẵn và xử lý nấm bệnh thêm đều vào xung quanh, ấn nhẹ tay, đảm bảo cây không bị vỡ bầu, sau đó tưới nước nhẹ, trong vòng 7 - 10 ngày không được tưới đạm nhưng cần giữ ẩm. Sau khi cây ổn định rễ, không bị héo, tiến hành tưới phân cho cây. Hòa loãng phân để tưới, kết hợp khi tưới nước.

Kỹ thuật bón phân

Khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng, các bạn có thể tưới nước phân hoặc dùng đỗ tương, xác động vật để chăm sóc thêm cho chậu cảnh của mình. Khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước tưới giúp hoa to, màu sắc tươi đẹp.

Kỹ thuật nhân giống hoa hồng môn

Loài cây này có thể nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi cây mỗi khi thay chậu. Cây mẹ phải có từ 4 năm tuổi trở lên. Cây con mọc ở bên cây mẹ cũng phải có từ 3 – 4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại, để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn, rồi trồng cây con với cả rễ lục bình xuống giá thể trồng.

Kỹ thuật trồng hoa hồng môn đặc biệt chú ý tới khâu phòng trừ bệnh sẽ cho năng suất cao.

Kỹ thuật trồng hoa hồng môn đặc biệt chú ý tới khâu phòng trừ bệnh sẽ cho năng suất cao. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

Nhện: Gây hại trên lá làm cho lá bị cháy vàng lãm xuống héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng. Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 –10 ml/bình 8 lít, phun 3 bình/sào Bắc Bộ, hoặc sử dụng luân với một số loại thuốc khác như: Ortus 5 EC liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 –15 ml/ bình 8 lít.

Rệp: Hút dịch dinh dưỡng của lá non, mầm non của hoa làm cho cây bị suy nhược, lá và hoa bị biến dạng, cong queo, phát dục khó. Dịch do chúng tiết ra dẫn dụ kiến đến dẫn đến bệnh muội than hoặc các loại bệnh nấm khác. Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều lượng10 – 15 ml/bình 10 lít. Hoặc dùng tấm bìa màu vàng dẫn dụ.

Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng): Gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ cây bị nhiễm bệnh thối nhũn. Không được dùng khay và chất nền cũ chưa qua khử trùng. Xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng. Loại bỏ cây bị bệnh, lá bị bệnh để tiêu huỷ. Sử dụng Futanin50% 50ml/bình 8 lít phun toàn bộ lên cây.

Bệnh thối cây do vi khuẩn (Xanthomonas): Bệnh do trung gian truyền bệnh là bọ trĩ chích hút. Không sử dụng cây bị bệnh để nhân giống. Cách ly và tiêu hủy cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ. Hạn chế tưới nước, khi tưới không nước bắn từ luống này sang luống khác. Giảm tối đa lượng đạm bón cho cây, tăng cường thêm kali, lân, các vitamin và các nguyên tố vi lượng để giúp cây khoẻ mạnh chống chịu lại bệnh. Sử dụng Starner, Streptomycin hoặc Oxytetracyclin để phun cho cây và xử lý chất trồng. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang