Lái xe lên làm lãnh đạo thì đã sao?

author 16:14 24/03/2014

(VietQ.vn)-Trong thời gian công tác, tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp anh em xuất thân từ lái xe đã được bổ nhiệm lên chức vụ lãnh đạo, quản lý


Nguyễn Phó Chủ nhiệm Thường trực  Ủy Ban Kiểm tra TƯ (ảnh), nhận định như vậy xung quanh câu chuyện bổ nhiệm cán bộ

Thưa ông, tuần qua, dư luận lên tiếng việc hàng loạt lái xe tại huyện Tĩnh Gia và Nông cống (Thanh Hóa) được bổ nhiệm lên Phó Văn Phòng huyện ủy và Phó Chánh văn phòng UBND huyện, với lý do “rất tốt”. Ông cảm nhận như thế nào?

Cán bộ theo đúng nghĩa là lực lương phục vụ nhân dân, dù ở vị trí nào cũng phải có tiêu chuẩn nghề nghiệp, chức vụ . Đừng đặt vấn đề lái xe không thể làm lãnh đạo hay quản lý, mà cái chính là họ có đủ tiêu chuẩn để đứng vị trí công tác phụ vụ nhân dân hay không? Nhất là ngày nay, thất nghiệp nhiều, ra đường gặp cử nhân phải đi lái xe cũng không phải là hiếm.

Trong thời gian công tác, tôi cũng chứng kiến không ít trường hợp cán bộ lái xe được bổ nhiệm, luân chuyển lên những vị trí cao hơn, thậm chí trở thành quản lý, lãnh đạo cũng có. Tất nhiên những quyết định luận chuyển này chỉ có khi anh em họ phấn đấu học thêm, đạt bằng cấp cao.

Tuy nhiên, trường hợp cán bộ những lái xe tại Thanh Hóa thì lại không bằng cấp cũng quá tuổi, vậy mà vẫn được bổ nhiệm vì họ “rất tốt”?

Tốt đến mấy cũng khó có thể làm được việc khi anh không bằng cấp, không trình độ. Nói như vậy, chẳng khác nào một anh nông dân cần cù chịu khó, được nhiều người quý, nhưng chỉ mới biết đọc biết viết thôi.. Không thể vì anh ấy tốt mà được bổ nhiệm làm quản lý hay lãnh đạo được.

Quyết định bổ nhiệm lái xe không bằng cấp, lên Phó Văn phòng huyện ủy Tĩnh Gia (Thanh Hóa)

So với thời còn công tác trong UB Kiểm tra TƯ Đảng, ông nhận thấy công tác bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ hiện nay ra sao?

Xét về mặt quy trình, quy chế, tiêu chuẩn bổ nhiệm thì càng ngày càng được siết chặt hơn. Tuy nhiên, về mặt dư luận thì rõ ràng khâu bổ nhiệm cán bộ  vẫn còn nhiều vấn đề đang được đặt ra. Không ít cán bộ không đủ tiêu chuẩn, không nằm trong quy hoạch nhưng vì thân quen, có tiền chạy thì vẫn cứ được bổ nhiệm. Vụ Dương Chí Dũng là điển hình…

Chủ trương từ trước tới nay đều coi trọng công tác cán bộ, song thời nào cũng có chuyện bổ nhiệm tùy ý, tùy thích và dân họ vẫn ..kêu.

Chính vì nguyên nhân trên khiến bộ máy nhà nước cồng kềnh đã làm cho người dân rất khổ. Làm thế nào những người không được việc phải cho nghỉ hoặc điều chuyển vị trí khác. Làm thế nào để đội ngũ cán bộ có lòng tự trọng: người phục vụ nhân dân phải đủ đức  đủ tài…

Bổ nhiệm sai có lẽ cũng là nguyên nhân để Bộ Nội vụ ra quyết định cắt giảm 100.000 cán bộ công chức.

Đáng nói là hầu hết những vụ bổ nhiệm sai đều do báo chí phát hiện mới bị xử lý? Dư luận đặt câu hỏi, liệu còn những trường hợp khác thì sao?

Đó là các đồng chí chưa bị lộ!

Nhiều văn bản báo cáo cho thấy cơ quan, tô chức đảng, thủ trưởng đơn vị chưa chủ động phát hiện xử lý mà chủ yếu do dư luận phát hiện. Nhiều khi phát hiện rồi thì tới khâu xử lý cũng không nghiêm. Những công bộc xấu, vô trách nhiệm, chưa toàn tâm, còn tồn tại khá nhiều…

Xin cám ơn ông!

Hoàng Vũ (thực hiện)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang