Làm chủ kỹ thuật và vận hành an toàn lò phản ứng hạt nhân

author 17:17 01/08/2016

(VietQ.vn) - Trong giai đoạn 2006 -2015, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã đảm bảo vận hành an toàn lò phản ứng hạt nhân và khai thác các hệ thiết bị khoa học quan trọng .

Sự kiện: Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: VnExpress 

Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, trải qua 10 năm nghiên cứu và ứng dụng, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã thực hiện được 3 dự án quan trọng là chuyển đổi vùng hoạt của lò phản ứng (LPƯ) tư nhiên liệu giàu cao 36% sang độ giàu thấp hơn 20%; Dự án thay mới hệ điều khiển và dự án nâng cấp hệ thống an ninh khuôn viên LPƯ. Nhưng thành tích đáng nể nhất là thực hiện dự án chuyển đổi nhiên liệu LPƯ.

Theo Viện này, sau khi tính toán thiết kế và phân tích an toàn tất cả các bó nhiên liệu độ giàu cao được lấy ra khỏi vùng hoạt vào tháng 8/2011 và lò phản ứng đạt trạng thái tới hạn lần đầu với cấu hình 72 bó nhiên liệu độ giàu thấp vào ngày 30/11/2016 và được đưa vào vận hành với công suất danh định 500kW từ tháng 2/2012 với cấu hình vùng hoạt 92 bó nhiên liệu độ giàu thấp.

Nhiệm vụ khởi động lại LPƯ thành công do chính các cán bộ của Việt Nam thực hiện đã được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện KH-CN tiêu biểu của năm 2011.

Công ty CP Công nghiệp Ô tô: Nhiều đề tài ứng dụng hiệu quả(VietQ.vn) - Công ty CP Công nghiệp Ô tô - Vinacomin đã phối hợp với các đơn vị thử nghiệm thành công một số đề tài ứng dụng đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Ngoài ra, nhiệm vụ chuyển trả an toàn tất cả các bó nhiên liệu độ giàu cao đã cháy về lại Liên Bang Nga thực hiện vào 7/2013 cũng được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của năm 2013.

Về mặt kỹ thuật, hệ điều khiển của lò phản ứng được thay thế từ thế hệ điện tử tương tự của những năm 1970 sang thế hệ điện tử số sử dụng các vi xử lý có khả năng lập trình, tăng tính mềm dẻo, độ tin cậy của hệ thống, dễ thay thế và bảo dưỡng.

Dự án được thực hiện theo hình thức chỉ nhập khẩu phần thiết kế bị chính, còn các thiết bị phụ trợ được thiết kế tại Viện. Điều này đã tiết kiệm kinh phí nhập khẩu lên đến vài trăm ngàn USD.

Để nâng cao khả năng ứng dụng của LPƯ, năm 2011 đã mở thêm một kênh dẫn nơtton mới để phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo.

Đến năm 2012 Viện đã lắp đặt thêm hệ chuyển mẫu khí nén nhanh tại kênh 13-2 với thời gian chiếu khoảng vài giây, cho phép chiến mẫu để phân tích các đồng vị sống ngắn và rất ngắn.

Cũng theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, lần đầu tiên tiếp nhận LPƯ Đà Lạt năm 1976, năm 2011, phía trong của tất cả 4 kênh ngang của lò phản ứng được vệ sinh, soi kiểm tra và ghi lại hình ảnh tình trạng bề mặt, có bằng chứng và niềm tin để giải tỏa các lo lắng mà lâu nay nhiều chuyên gia và các nhà khoa học trong và ngoài nước đặt ra về khả năng bị ăn mòn làm thủng kênh ngang dẫn đến có thể mất nước bất thường trong thùng lò phản ứng.

Như vậy, trải qua 10 năm nghiên cứu và ứng dụng, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong bảo đảm vận hành an toàn, khai thác có hiệu quả LPƯ hạt nhân và các hệ thiết bị khoa học quan trọng khác.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang