Làm gì để trí thức Việt ở nước ngoài sẵn sàng đóng góp cho quê hương?

author 06:39 10/08/2014

(VietQ.vn) - "Cần phải biến “tự ái dân tộc” thành sức mạnh tập thể đưa đội ngũ trí thức Việt Nam vươn lên, từ đó đóng góp được nhiều hơn cho đất nước."

GS.TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (ảnh), chia sẻ khi bàn về cơ hội và trách nhiệm của trí thức Việt đang học tập và sinh sống tại nước ngoài.

Pháp và một số nước phát triển khác như Mỹ, Anh, Nhật… là nơi hội tụ của rất nhiều du học sinh Việt Nam có chất lượng cao. Tôi không có con số thống kê chính xác nhưng theo tôi được biết thì từ 2001 đến nay, mỗi năm riêng Trường ĐH Bách khoa Paris (Ecole Polytechnique, xếp số 1 của Pháp về đào tạo Kỹ sư) tiếp nhận khoảng  hơn 10 sinh viên Việt Nam đạt giải cao tại các kỳ thi quốc tế.

Trên thực tế, bộ phận này ngày một lớn mạnh, năng động, học tập và nghiên cứu tốt, nhiều người đã tốt nghiệp và hiện đang công tác tại nhiều trường Đại học, trung tâm nghiên cứu, tập đoàn lớn của Pháp, và nhiều nước khác. Có rất nhiều tấm gương, đã từng được báo chí nhắc đến như anh Ngô Bảo Châu (GS Toán học tại Đại học Paris 11), Ngô Đắc Tuấn (Tiến sỹ Toán, nghiên cứu viên của trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp, công tác tại ĐH Paris 13)…

Qua tiếp xúc với anh chị em trí thức trẻ người Việt tại nước ngoài, tôi thấy tinh thần chung của họ là mong muốn học tập và nghiên cứu tốt, nếu được thì tham gia công tác ở nước ngoài một thời gian để có điều kiện được sánh vai với đồng nghiệp năm châu, trau rồi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn và luôn sẵn sàng đóng góp hết mình vào sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội tại Việt Nam.

Bên cạnh đó họ cũng mong muốn Nhà nước, các cơ quan chức năng, có một cơ chế sử dụng trí thức đi vào thực chất, có chính sách đãi ngộ hợp lý để trí thức đang ở nước ngoài có thể đóng góp trực tiếp hay gián tiếp vào công cuộc xây dựng đất nước.

TS Khương và những bạn du học sinh tại Pháp

Anh chị em cũng luôn băn khoăn về thực lực của đội ngũ trí thức nước mình khi hàng ngày, hàng giờ khi được tiếp xúc với đội ngũ trí thức của các nước có nền khoa học tiên tiến. Chính vì thế, một số trí thức kỳ cựu và trí thức trẻ ở Pháp luôn tìm cách để biến “tự ái dân tộc” thành sức mạnh tập thể đưa đội ngũ trí thức Việt Nam vươn lên, từ đó đóng góp được nhiều hơn cho đất nước.

Thuận lợi lớn nhất chính là tấm lòng với quê hương, đất nước, mong muốn làm một cái gì đó. Khó khăn lớn nhất có lẽ chính là sự tản mạn cố hữu và thiếu tinh thần đoàn kết vì những lý do đôi khi không lớn. Trong thời kỳ văn minh, kinh tế phát triển, mỗi cá nhân luôn phấn đấu không ngừng để thể hiện mình, chứng tỏ khả năng chuyên môn của mình. Đó là mặt mạnh, là điều rất nên làm. Tuy nhiên, cũng chính sự nỗ lực không mệt mỏi trong một vòng quay của thời kỳ hiện đại lại làm giảm đáng kể thời gian dành cho những công việc chung.

Đã có lần, tôi cũng trăn trở trước câu hỏi: Các nhà trí thức, khoa học, tiến sỹ Việt, sau khi đã được đào tạo bài bản tại các nước phát triển trên thế giới thì nên về Việt Nam trực tiếp đóng góp cho đất nước hay ở lại "xây nhà hàng xóm"?

Cuối cùng tôi vẫn khẳng định: Ở đâu không quan trọng, miễn sao cống hiến được nhiều cho Tổ Quốc mình. Với thời điểm hiện này, mặc dù sống ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, các nhà trí thức, ở một thời điểm nhất định nào đó, vẫn có thể về Việt Nam công tác, cống hiến. Ví như trường hợp anh Ngô Bảo Châu, nếu sau khi tốt nghiệp tiến sỹ, anh Châu về nước thì chúng ta và bạn bè thế giới có thể sẽ không biết đến một nhà toán học lừng danh người Việt. Chiếc cầu nối là quan trọng. Tôi nghĩ, khi đất nước yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để các trí thức đóng góp sức mình để cho những hiệu quả thiết thực và cụ thể thì họ sẽ về thôi...

GS.TS Nguyễn Đức Khương sinh năm 1978, tốt nghiệp ĐH Thương Mại trong nước và sang Pháp du học theo học bổng của tổ chức Pháp ngữ (Agence Universitaire de la Francophonie). Sau khi hoàn thành khóa học Thạc sỹ quản trị tài chính vào tháng 9/2001, anh tiếp tục làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án tiến sĩ ngành khoa học quản lý. Năm 2006, anh được Hội đồng khoa học quốc gia của Bộ Giáo dục Pháp cấp chứng chỉ tương đương với Phó giáo sư tại Việt Nam. Tháng 6/2009 anh đã bảo vệ thành công chứng chỉ có quyền hướng dẫn nghiên cứu sinh HDR (Habilitation à Diriger des Recherches), điều kiện cần để trở thành Giáo sư ở Pháp.

Hiện tại anh là giảng viên tài chính và đảm nhiệm vị trí giám đốc trung tâm nghiên cứu về Kinh tế - Tài chính - Luật tại Học viện Thương Mại Paris. Anh cũng tham gia giảng dạy tại một số nước Châu Âu khác như Anh, Tây Ban Nha…

Tuyết Trịnh

 

Làm gì để trí thức Việt tại nước ngoài sẵn sàng đóng góp cho quê hương?

Cần phải biến “tự ái dân tộc” thành sức mạnh tập thể đưa đội ngũ trí thức Việt Nam vươn lên, từ đó đóng góp được nhiều hơn cho đất nước.  

PGS.TS Nguyễn Đức Khương , Chủ tịch Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp, đã có bài nói chuyện bàn về cơ hội và trách nhiệm của trí thức Việt đnag học tập và sinh sống tại nước ngoài.

Pháp và một số nước phát triển khác như Mỹ, Anh, Nhật… là nơi hội tụ của rất nhiều du học sinh Việt Nam có chất lượng cao. Tôi không có con số thống kê chính xác nhưng theo tôi được biết thì từ 2001 đến nay, mỗi năm riêng Trường ĐH Bách khoa Paris (Ecole Polytechnique, xếp số 1 của Pháp về đào tạo Kỹ sư) tiếp nhận khoảng  hơn 10 sinh viên Việt Nam đạt giải cao tại các kỳ thi quốc tế. 

Trên thực tế, bộ phận này ngày một lớn mạnh, năng động, học tập và nghiên cứu tốt, nhiều người đã tốt nghiệp và hiện đang công tác tại nhiều trường Đại học, trung tâm nghiên cứu, tập đoàn lớn của Pháp, và nhiều nước khác. Có rất nhiều tấm gương, đã từng được báo chí nhắc đến như anh Ngô Bảo Châu (GS Toán học tại Đại học Paris 11), Ngô Đắc Tuấn (Tiến sỹ Toán, nghiên cứu viên của trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp, công tác tại ĐH Paris 13)…

Qua tiếp xúc với anh chị em trí thức trẻ người Việt tại nước ngoài, tôi thấy tinh thần chung của họ là mong muốn học tập và nghiên cứu tốt, nếu được thì tham gia công tác ở nước ngoài một thời gian để có điều kiện được sánh vai với đồng nghiệp năm châu, trau rồi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn và luôn sẵn sàng đóng góp hết mình vào sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội tại Việt Nam.

 Bên cạnh đó họ cũng mong muốn Nhà nước, các cơ quan chức năng, có một cơ chế sử dụng trí thức đi vào thực chất, có chính sách đãi ngộ hợp lý để trí thức đang ở nước ngoài có thể đóng góp trực tiếp hay gián tiếp vào công cuộc xây dựng đất nước.

Anh chị em cũng luôn băn khoăn về thực lực của đội ngũ trí thức nước mình khi hàng ngày, hàng giờ khi được tiếp xúc với đội ngũ trí thức của các nước có nền khoa học tiên tiến. Chính vì thế, một số trí thức kỳ cựu và trí thức trẻ ở Pháp luôn tìm cách để biến “tự ái dân tộc” thành sức mạnh tập thể đưa đội ngũ trí thức Việt Nam vươn lên, từ đó đóng góp được nhiều hơn cho đất nước.

Thuận lợi lớn nhất chính là tấm lòng với quê hương, đất nước, mong muốn làm một cái gì đó. Khó khăn lớn nhất có lẽ chính là sự tản mạn cố hữu và thiếu tinh thần đoàn kết vì những lý do đôi khi không lớn. Trong thời kỳ văn minh, kinh tế phát triển, mỗi cá nhân luôn phấn đấu không ngừng để thể hiện mình, chứng tỏ khả năng chuyên môn của mình. Đó là mặt mạnh, là điều rất nên làm. Tuy nhiên, cũng chính sự nỗ lực không mệt mỏi trong một vòng quay của thời kỳ hiện đại lại làm giảm đáng kể thời gian dành cho những công việc chung.

Suy cho cùng, tôi vẫn cho rằng: Ở đâu không quan trọng, miễn sao cống hiến được nhiều cho Tổ Quốc mình. Với thời điểm hiện này, mặc dù sống ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, các nhà trí thức, ở một thời điểm nhất định nào đó, vẫn có thể về Việt Nam công tác, cống hiến. Ví như trường hợp anh Ngô Bảo Châu, nếu sau khi tốt nghiệp tiến sỹ, anh Châu về nước thì chúng ta và bạn bè thế giới có thể sẽ không biết đến một nhà toán học lừng danh người Việt. Chiếc cầu nối là quan trọng. Tôi nghĩ, khi đất nước yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để các trí thức đóng góp sức mình để cho những hiệu quả thiết thực và cụ thể thì họ sẽ về thôi. 

PGS.TS Nguyễn Đức Khương sinh năm 1978, tốt nghiệp ĐH Thương Mại trong nước và sang Pháp du học theo học bổng của tổ chức Pháp ngữ (Agence Universitaire de la Francophonie). Sau khi hoàn thành khóa học Thạc sỹ quản trị tài chính vào tháng 9/2001, anh tiếp tục làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án tiến sĩ ngành khoa học quản lý. Năm 2006, anh được Hội đồng khoa học quốc gia của Bộ Giáo dục Pháp cấp chứng chỉ tương đương với Phó giáo sư tại Việt Nam. Tháng 6/2009 anh đã bảo vệ thành công chứng chỉ có quyền hướng dẫn nghiên cứu sinh HDR (Habilitation à Diriger des Recherches), điều kiện cần để trở thành Giáo sư ở Pháp. Tính đến nay, anh đã xuất bản, công bố gần 30 bài báo, công trình khoa học và sách với các nhà xuất bản, tạp chí khoa học quốc tế. Hiện tại anh là giảng viên tài chính và đảm nhiệm vị trí giám đốc trung tâm nghiên cứu về Kinh tế - Tài chính - Luật tại Học viện Thương Mại Paris. Anh cũng tham gia giảng dạy tại một số nước Châu Âu khác như Anh, Tây Ban Nha…

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang