Làm giả hồ sơ bảo hiểm xã hội bị xử lý thế nào?

authorLan Ninh 07:10 17/11/2016

(VietQ.vn) - Bạn tôi đã làm giả 2 bộ hồ sơ bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt số tiền từ 2 bộ hồ sơ này lên đến gần 400 triệu. Bạn tôi sẽ bị xử lý thế nào?

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Vũ Thị Vân (Thái Bình): Bạn tôi là phó phòng bảo hiểm xã hội huyện, làm giả 2 bộ hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động để chiếm đoạt số tiền từ 2 bộ hồ sơ này lên đến gần 400 triệu. Bạn tôi sẽ bị xử lý thế nào?

Làm giả hồ sơ bảo hiểm xã hội bị xử lý thế nào

Làm giả hồ sơ bảo hiểm xã hội bị xử lý thế nào? Ảnh minh họa 

Luật sư trả lời:

Hành vi của ông Phó phòng bảo hiểm như vậy là có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 281 Bộ luật hình sự và Tội tham ô tài nản theo quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự. Hình phạt được quy định như sau:

Điều 278. Tội tham ô tài sản 

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Truy tìm đối tượng bị tố lừa tiền nhiều người sang Hàn Quốc(VietQ.vn) - Hải bị tố là dùng thủ đoạn gian dối trong việc làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc lao động để lừa tiền của nhiều người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng".

Luật sư Đặng Văn Cường

Trưởng văn phòng luật Chính Pháp

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang