Kinh ngạc những lão nông 'bắt' đất phèn sinh tiền tỷ

authorHoàng Linh 16:30 06/10/2016

(VietQ.vn) - Làm giàu không khó nếu nắm chắc trong tay những bí quyết và kinh nghiệm. Nhiều người nông dân đã thành công trong việc cải tạo và canh tác đất phèn.

Sự kiện: Làm giàu

Trong quá trình làm nông nghiệp nói chung, cây trồng nói riêng, đất bị nhiểm Phèn hay còn gọi là đất phèn thường ảnh hưỡng đến quá trình trao đổi chất trong đất, làm cho cây trồng hấp thụ dinh dưỡng kém. Do vậy khi bón phân vào khu vực có đất phèn, lượng phân bón sẽ mất đi nhiều tác dụng.

Cây trồng không lấy được nước, dưỡng chất qua hệ rễ; các tế bào long hút bị hư hại, hệ rễ không phát triển mà thối dần. Đất phèn bởi vậy là "cơn ác mộng" của nhiều người nông dân.

Lão nông Dương Văn Thanh "chinh phục" đất phèn 

Lão nông Dương Văn Thanh làm giàu. Ảnh Zing 

Lão nông Dương Văn Thanh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở huyện Gò Quao (Kiên Giang). Sau cách mạng tháng 8/1945 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông trở về Hậu Giang lập nghiệp làm giàu và quyết định gắn bó với nghề "chân lấm tay bùn".

Xưa, vùng đất lão ở bây giờ hoang vắng không bóng người, đất đai bị nhiễm phèn nặng đến nỗi dưới nước không có con cá nào sống, trên bờ không thể trồng cây gì, nên ít người dám vào khai hoang. Hai vợ chồng bỏ công thao chua rửa phèn, nhưng trồng cây gì cũng chết sạch. Tình cờ ông ra phía sau nhà có một bụi khóm (miền Bắc gọi là Dứa) tuy không được chăm sóc nhưng vẫn phát triển tốt, cho trái ăn rất ngọt và ngon. Cũng chính từ lẽ đó ông và người vợ bắt đầu ngày đêm cày cuốc, phát hoang bụi rậm, lên liếp trồng khóm.

Lão nông vui mừng chia sẻ với báo Zing: "Lúc nghèo, có thời gian đi trồng khóm thuê, tôi đã học được một số kỹ thuật, cộng thêm kinh nghiệm rút tỉa qua nhiều vụ nên năm nào ruộng khóm của nhà tôi cũng cho năng suất cao. Có thể nói từ năm 1980, tôi đã thành công trong việc xử lý cho khóm ra hoa đồng loạt" 

Cũng theo Zing, năm 2003, ông Hai Thanh thành lập Doanh nghiệp tư nhân Dương Thanh, chuyên SX và tiêu thụ mặt hàng nông sản chính là khóm, với số vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Năm 2006, ông quyết định ký hợp đồng thuê hẳn 100 ha đất thời gian 20 năm, để mở trang trại trồng khóm - “Vùng đất phèn này ngoài trồng khóm ra thì chẳng còn trồng được cây gì nữa. Để có được 100 ha khóm cho trái như ngày hôm nay, tôi đã mất rất nhiều công sức cải tạo lại”, ông Hai Thanh chia sẻ.

Xuất thân từ nông dân nghèo, ông Thanh làm giàu trở thành tỷ phú khóm. Ảnh Zing 

Năm 2014, doanh nghiệp của ông Hai Thanh tạo công ăn việc làm cho hơn 60 lao động trong xã với mức lương 3,5 - 4,5 triệu đồng/tháng. Niềm hãnh diện lớn nhất đối với ông là 10 người con (5 trai, 5 gái) đều nối nghiệp kinh doanh khóm và đã khá giả. Với những thành quả đạt được, nhiều năm qua ông được nhận nhiều bằng khen là nông dân làm giàu SX giỏi từ cấp tỉnh đến Trung ương, đồng thời năm 2011 ông được vinh dự ra Hà Nội gặp gỡ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Vốn 200 nghìn đồng nuôi gà Đông Tảo làm giàu trăm triệu mỗi tháng(VietQ.vn) - Giống gà Đông Tảo quý đã làm giàu cho rất nhiều người nông dân, tuy nhiên việc nuôi được gà tiến vua quý hiếm này cũng không hề dễ dàng..

Thoát nghèo nhờ học hỏi mô hình sản xuất mới

Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông Lê Văn Vui (57 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Qưới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) ra riêng với 6 công vườn và 5 công ruộng. Báo Dân trí đưa tin, lúc đó khu vực này nhiễm phèn mặn, đất vườn toàn cây tạp, đất ruộng mỗi năm làm 1 vụ lúa mùa, năng suất kém nên cuộc sống gia đình ông gặp cũng bấp bênh và triền miên trong cảnh đói nghèo. Là một trong những người đi đầu trong phong trào trồng cây mãng cầu gai ghép với gốc bình bát tại địa phương sau khi đi tham quan học hỏi những mô hình sản xuất mới, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, ông Vui đã mạnh dạn làm giàu đầu tư phát triển diện tích. Cũng nhờ đó mà gia đình ông làm giàu hơn trước.

 Làm nông không khó, Ông Vui thu hoạch mãng cầu gần nửa tỷ đồng một năm. Ảnh Dân trí

Ông Vui họn cây mãng cầu xiêm vì dễ trồng ở vùng đất trũng phèn này. Ban đầu, ông trồng 500 gốc mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát với diện tích 5.000 m2. Sau 2 năm chăm sóc, cây đã cho trái. Mỗi năm ông Vui thu được khoảng trên 10 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí, đó là vào năm 2005.

Thấy hiệu quả kinh tế khá cao, năm 2005, ông Vui tiếp tục trồng thêm 7.000m2 với khoảng 600 gốc, nâng diện tích trồng mãng cầu lên đến 13.000m2 với 1.100 gốc.

Cũng theo Dân trí, năm 2007, ông thu nhập được 12 triệu đồng; năm 2010 được 39 triệu đồng; năm 2012 được 228 triệu; đến năm 2013 được trên 300 triệu đồng. Năm sau cao hơn năm trước, cứ như vậy, hiện nay, mỗi năm cây mãng cầu gai mang về cho ông Vui khoản lãi từ 400 triệu đồng.

Đây là một con số mà người nông dân nhiều nơi nằm mơ chưa chắc đã có.

Từ lợi nhuận mãng cầu gai, ông Vui mua thêm đất và mở rộng mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả cao. Đến nay, ông đã có 46 công ruộng, mỗi năm làm 2 vụ lúa. Sản phẩm từ cây lúa được ông sử dụng nấu rượu, nuôi heo, trồng nấm rơm. Thu nhập từ những mô hình này mỗi năm cũng đem về cho ông không dưới 200 triệu đồng.

 Cũng là người yêu làm nông, anh Trương Chí Công cũng làm giàu thành công với mô hình này. Ảnh Dân trí 

Cũng thành công với mô hình sản xuất khép kín, theo Dân trí, ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Quới có anh Trương Chí Công (37 tuổi). Anh Công trồng 600 gốc mãng cầu gai, hiện đã có 100 gốc cho thu hoạch mỗi tháng 600 ký, sau khi trừ chi phí lời từ 60- 70 triệu đồng/năm. Riêng 500 gốc còn lại sẽ cho trái vào tháng 4 âm lịch này. Với giá cả như hiện nay, chắc chắn mỗi năm anh Công sẽ có nguồn thu nhập từ trái mãng cầu gai khoảng 360- 420 triệu đồng.

Hoàng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang